Giới thiệu "tinh hoa cổ vật Xứ Đông"

Ngày 19.10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương phối hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia.

Không gian trưng bày giới thiệu tới công chúng và những người yêu cổ vật 2 trong tổng số 11 bảo vật quốc gia của tỉnh Hải Dương, đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Đó là Trống đồng Hữu Chung được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia năm 2015 và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được công nhận đầu năm 2024.

bao-vat-quoc-gia-hai-duong-1990.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương. Ảnh: Văn Tuấn

Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được phát hiện tại xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) năm 1981. Đây là hiện vật gốc, độc bản, có hình thức độc đáo và là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, quý hiếm; là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời Trần, phản ánh giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ của thời đại tạo tác; chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ XIII.

Ngoài hai bảo vật quốc gia, trưng bày còn giới thiệu trên 800 cổ vật của gần 60 nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nhiều bộ sưu tập cổ vật có giá trị đặc biệt như: bộ sưu tập áo thêu triều Nguyễn và kim bài, kim bội của nhà sưu tập Phạm Văn Nhân, Nguyễn Thị Tuyết; bộ sưu tập sơn thếp của nhà sưu tập Vũ Văn Hòa; bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và Nguyễn của các nhà sưu tập Ngô Văn Trường, Đinh Quang Trung, Phạm văn Dân, Phạm Văn Hải Nam; bộ sưu tập pháp lam triều Nguyễn của nhà sưu tập Trần Đình Nam, Trần Thanh Hải, Hoàng Duy Cương...

chum-gom-hoa-nau-hiep-an-8272.jpg
Chum gốm hoa nâu Hiệp An (giữa) cao 45cm, nặng 20kg. Chum làm từ đất sét trắng, phủ men màu vàng ngà, vẽ men nâu, xương gốm màu xám nhạt. Ảnh: Văn Tuấn

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng, Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Trong đó, có 7.671 cổ vật tại các di tích và nhà truyền thống được kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học; hàng nghìn cổ vật đang lưu giữ tại Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân.

Để phát huy giá trị các cổ vật được lưu giữ trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Minh Hùng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối đối với hai bảo vật Quốc gia là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần; triển khai ngay dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kho tàng, các kho bảo quản hiện vật nói chung và kho bảo quản đối với hai bảo vật quốc gia theo dự án sửa chữa Bảo tàng tỉnh đã được tỉnh thông qua.

Đồng thời, nghiên cứu, triển khai việc bảo quản đặc biệt định kỳ, báo cáo định kỳ về tình trạng kỹ thuật đối với các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng; quảng bá giá trị của hai bảo vật quốc gia gắn với tuyên truyền bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đề nghị các nhà sưu tầm cổ vật tiếp tục dành nhiều tâm huyết, có những hoạt động thiết thực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh tọa đàm khoa học về nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Binh Lục sáng 18.10
Văn hóa - Thể thao

Vũ Bình Lục - người giải mã nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại

Tại tọa đàm “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học trung đại” do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức sáng 19.10, các đại biểu cho rằng, Vũ Bình Lục đã đi đúng hướng khi kết hợp văn và sử để đọc, dịch, tìm hiểu, giải mã nhiều tác giả, tác phẩm lớn của văn học trung đại Việt Nam.