Hợp tác tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên

Cơ quan Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật Quốc tế (INL), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố khung hợp tác kéo dài 3 năm hỗ trợ Việt Nam tăng cường hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên, bảo vệ người chưa thành niên khỏi bị xâm hại, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép.

40% trẻ em là nạn nhân bị mua bán người

Năm 2020, theo ước tính của Chính phủ Việt Nam, số trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau bao gồm bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc chiếm khoảng 5% tổng số trẻ em Việt Nam. Nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy rằng những trẻ em cần tiếp cận các cơ chế tư pháp hoặc bảo trợ xã hội cũng chính là nhóm phải đối mặt với nguy cơ bị mua bán và bóc lột cao hơn – vì vậy, nhóm dễ bị tổn thương này phải nhận được sự quan tâm đặc biệt, thậm chí là cấp thiết từ các bên liên quan. Báo  cáo  của  Bộ Công an vào năm 2021 cũng  cho  thấyy, trẻ  em  chiếm  khoảng  40% tổng  số  nạn  nhân  bị  mua  bán. 

Hợp tác tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên -0
40% trẻ em là  nạn  nhân của  tội phạm mua bán người

Thực tế cũng chỉ ra rằng những tác động về mặt kinh tế và xã hội do đại dịch Covid -19 gây ra càng khiến số trẻ em dễ bị tổn thương tăng cao, bao gồm trẻ em trong các gia đình bị mất nguồn sinh kế; gia tăng bạo hành và bạo lực trên cơ sở giới trong gia đình; ngày càng nhiều trẻ phải bỏ học để đi làm kiếm tiền hỗ trợ gia đình. Các vụ việc xảy ra cũng cho thấy các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương chính là mục tiêu mà những kẻ mua bán người thường xuyên nhắm đến, không chỉ tại địa phương mà cả trên môi trường mạng.

Theo đánh giá của nhiều tổ quốc quốc tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn trong việc hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có một văn bản luật toàn diện về tư pháp người chưa thành niên để tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống tư pháp người chưa thành niên riêng biệt và đặc thù. Bên cạnh đó vẫn còn những lỗ hổng pháp luật khác cần được giải quyết nhằm nghiêm cấm và trừng trị mọi hình thức xâm hại và bạo lực đối với người chưa thành niên, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và tạo điều kiện cho người chưa thành niên tham gia hiệu quả trong quá trình tố tụng hình sự để đòi hỏi quyền của mình và yêu cầu thực thi công lý.

Khả năng tiếp cận pháp luật

Hợp tác tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên -0
Trưởng đại diện UNICEF tại Việt  Nam Rana Flowers

Trưởng đại diện UNICEF Rana Flowers cho rằng: "Đối với nhiều trẻ em, việc bị lấy lời khai tại cơ quan điều tra hoặc phải ra trước tòa là một trải nghiệm gây sốc. Trong khi đó, với một số trẻ em khác, kết quả xử lý vụ án lại không phù hợp với lợi ích tốt nhất của các em. Mặc dù các nguyên tắc cốt lõi đã được quy định rõ ràng trong Công ước về Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác, hệ thống tư pháp không phải lúc nào cũng thân thiện với trẻ em. Hiện nay, Việt Nam đã hình thành Tòa Gia đình và người chưa thành niên ở 60% tỉnh và thành phố trên cả nước. Bây giờ chính là lúc để hoàn thành tiến trình này và đảm bảo rằng các nhu cầu đặc biệt và tính dễ bị tổn thương của trẻ em được cân nhắc đầy đủ”.

Dự án hợp tác kéo dài 3 năm và thông qua cách tiếp cận ba hướng. Bao gồm, hoàn thiện chính sách, pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên có liên quan đến pháp luật phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ hành pháp, bao gồm lực lượng bộ đội biên phòng và cán bộ tư pháp, nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố và xét xử các vụ án liên quan đến nạn nhân là người chưa thành niên, đặc biệt là người chưa thành niên bị xâm hại tình dục và mua bán. Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận của người chưa thành niên bị xâm hại tới các dịch vụ bảo vệ kịp thời và chất lượng.

Hợp tác tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên -0
Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam Park Mihyung

Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam Park Mihyung nhận định “Việc trang bị cho lực lượng công an, bộ đội biên phòng, thẩm phán, luật sư và cán bộ tòa án những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các thủ tục và biện pháp tư pháp thân thiện và nhạy cảm giới với người chưa thành niên là vô cùng cần thiết. Để đấu tranh phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép đạt hiệu quả cao, việc thể chế hóa và phân bổ đầy đủ các nguồn lực cho bồi dưỡng năng lực cho các lực lượng này sẽ giúp đảm bảo mọi cán bộ tham gia vào công tác này có đủ kỹ năng để áp dụng phương pháp lấy nạn nhân làm trung tâm và hiểu biết về sang chấn tâm lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình”.

Như vậy, bên cạnh một khung pháp lý vững chắc, việc triển khai thi hành pháp luật một cách hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng, tập trung nhiều hơn nữa vào nâng cao năng lực toàn diện, nhằm đảm bảo thay đổi cách tư duy và phương pháp hoạt động – bằng cách làm việc trực tiếp với các bên có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là các bên liên quan trong khối tư pháp, bà Park Mihyung gợi ý.

Pháp luật

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả
Pháp luật

Thực chất và hiệu quả

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả; giúp quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được bảo đảm, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân, do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa tổ chức.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt thành tích cao trong cuộc thi video clip "Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" Ảnh: Quang Huy
Pháp luật

Tổng cục Chính trị sơ kết thực hiện Đề án 1371

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021 - 2024) thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371).

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh
Tin tức

Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 9 bị can do khai thác khoáng sản vượt trữ lượng, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn tài nguyên và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) .

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp
Pháp luật

Bộ pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp

Với 45 chủ đề, 271 đề mục được sắp xếp khoa học, Bộ pháp điển Việt Nam vừa được Bộ Tư pháp công bố là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại sử dụng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Đây là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Pháp luật

Bộ Công an chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP
Pháp luật

Tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP

Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 năm 2024; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26.4.2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng
Pháp luật

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Cao Bằng

Để hỗ trợ quán triệt, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tham dự, trực tiếp làm báo cáo viên tại Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng tổ chức.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Tại Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới" do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.