Theo đó, trên địa bàn huyện Hương Khê được lựa chọn triển khai tại 2 mô hình: gồm hộ ông Nguyễn Văn Nhuận (thôn Hương Giang, xã Lộc Yên) với 50 cây, 7 năm tuổi, giống bưởi Phúc Trạch có nguồn gốc và địa chỉ; và hộ ông Cao Bảo (thôn Tân Hương, xã Hương Trạch) với 50 cây 5 năm tuổi, giống bưởi Phúc Trạch tự sản xuất.
Các mô hình sử dụng phân bón NPK 97 và NPK 99 Bình Điền trên cây bưởi Phúc Trạch được triển khai theo phương pháp khuyến nông, trong đó nông hộ tham gia về công lao động, một số vật tư, phân bón hỗ trợ; Công ty hỗ trợ kỹ thuật và 100% phân bón NPK.
Tại chương trình hội thảo, các đại biểu tham quan trực tiếp tại mô hình hộ ông Cao Bảo (thôn Tân Hương, xã Hương Trạch). Theo đánh giá, việc sử dụng phân bón NPK 97; NPK 99 thay thế các loại phân bón vô cơ khác dùng trong canh tác bưởi Phúc Trạch bước đầu cho thấy làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính, có thể đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Cây bưởi trong mô hình sinh trưởng tốt, lá xanh hơn cây ngoài mô hình; đặc biệt hoa ra nhiều; quả to và đồng đều, mẫu mã đẹp. Cụ thể giảm thiểu 10-18% chi phí phân bón vô cơ so với canh tác tuyền thống; năng suất tăng so với mô hình ngoài từ 8 - 13%, thu nhập cao hơn từ 17 - 22%.
Thông qua hội thảo, nhằm đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng bộ sản phẩm NPK 97 và NPK 99 trên cây bưởi Phúc Trạch; thảo luận, chia sẽ các kiến thức KHKT, kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm phân bón Bình Điền; xây dựng phương án nhân rộng diện tích cây ăn quả sử dụng bộ sản phẩm N97 và N99 của công ty Bình Điền trên cây ăn quả có múi; nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân; nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế cho hội viên nông dân.