Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là huyện có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” giai đoạn 2024-2026.

Còn nhiều khó khăn

Huyện Bá Thước là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Các nguồn thu nhập chính của người dân địa phương nơi đây chủ yếu dựa vào trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Để thoát nghèo, phát triển kinh tế, huyện xác định sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là khâu đột phá.

Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp ở nơi đây đang đối diện với nhiều thách thức khi tài nguyên thiên nhiên đang dần bị suy thoái do nhận thức và kiến thức của người dân còn hạn chế. Trong đó, việc sử dụng quá mức và không đúng phân bón tổng hợp, hóa học là một yếu tố chính góp phần vào sự suy thoái của đất nông nghiệp. Mặc dù các loại phân bón này có thể tăng năng suất nông nghiệp trong ngắn hạn, nhưng chúng cũng có thể gây hại lâu dài cho đất và môi trường.

wviv-ho-tro-nguoi-khuyet-tat-vuot-len-so-phan-tu-tao-sinh-ke-ben-vung-20250418115448.jpg
Dự án FMNR hướng tới cải thiện sinh kế bền vững cho người dân. (Ảnh: WVIV)

Điều này có thể khiến nông dân khó phát triển sinh kế bền vững và duy trì thu nhập của họ theo thời gian. Ngoài việc làm suy giảm chất lượng đất, việc sử dụng quá mức phân bón hóa học cũng có thể dẫn đến ô nhiễm nước và các vấn đề môi trường khác. Hơn nữa, do người dân tộc thiểu số ở huyện Bá Thước phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên nên sự thay đổi điều kiện khí hậu và sự xuất hiện thường xuyên của thiên tai đã làm tăng tốc độ vòng lặp mất an ninh lương thực hiện có.

Bên cạnh đó, một thách thức chính khác là thiếu đất chăn thả cho gia súc do suy thoái đất gây ra bởi phá rừng, xói mòn đất và sử dụng quá mức phân bón hóa học. Ngoài ra, việc tiếp cận nước sạch cho gia súc bị hạn chế do giảm nguồn nước gây ra bởi phá rừng và sử dụng quá mức tài nguyên nước. Các bệnh như bệnh lở mồm long móng, sốt lợn và cúm gia cầm cũng là mối đe dọa đáng kể đối với gia súc và có thể tàn phá sinh kế của nông dân.

Trước thực tế đó, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” tại huyện Bá Thước giai đoạn 2024-2026. Dự án đặt mục tiêu mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 3.000 người, trong đó có 236 người khuyết tật và 334 trẻ em dễ bị tổn thương. Ngoài ra, khoảng 13.000 người sẽ được hưởng lợi gián tiếp nhờ hiệu ứng lan tỏa của các mô hình.

Hướng tới sinh kế bền vững

Với tổng ngân sách 180.000 EUR (tương đương hơn 5,2 tỷ đồng), Dự án đã và đang mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống cho nhiều người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Sinh ra trong một gia đình bốn thành viên, anh L. V. Cường, người dân xã Điền Quang (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) không may mắc khuyết tật ở tay từ nhỏ. Em trai anh Cường cũng bị mắc chứng rối loạn tâm thần và cần được sự chăm sóc hằng ngày. Cả gia đình sống dựa vào công sức lao động của bố mẹ. Với một người khuyết tật và sống ở miền núi xa xôi như anh, việc học hành, tìm kiếm việc làm hay tự chủ tài chính là điều tưởng chừng như không thể.

Bước ngoặt đến với cuộc đời anh Cường khi nhận được hỗ trợ từ Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” (FMNR) do WVIV triển khai.

7b776f8d16c1a49ffdd0.jpg
Anh L. V. Cường được hỗ trợ gà giống và tập huấn cách làm men vi sinh. (Ảnh: WVIV)

Anh được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ gà giống và tập huấn cách làm men vi sinh để chăm sóc đàn gà bằng thức ăn tự chế từ lá cây, cám gạo, rau quả... Từ những kiến thức được học, anh chủ động sản xuất men vi sinh để bán cho người dân địa phương. Việc này vừa giúp anh tăng thu nhập vừa lan tỏa mô hình canh tác thân thiện, hiệu quả trong cộng đồng.

“Thấy hiệu quả rõ rệt, tôi mạnh dạn làm men vi sinh bán cho người chăn nuôi khác. Tôi cũng chủ động học thêm nhiều kỹ năng mới từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiếp cận thị trường. Trước đây, tôi luôn nghĩ mình chỉ có thể sống nhờ vào cha mẹ. Nhưng giờ đây, tôi có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay khuyết tật của mình, không còn là gánh nặng cho gia đình nữa”, anh Cường chia sẻ.

Điều đáng nói là nỗ lực của Cường đã có sức ảnh hưởng tới cả những người xung quanh trong cộng đồng, giúp họ nâng cao năng suất chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia cầm.

Phó Chủ Tịch UBND xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá ông Cao Xuân Chiều cho biết, người dân nơi đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng thu nhập lại bấp bênh do điều kiện sản xuất lạc hậu, tài nguyên suy thoái, kỹ thuật canh tác hạn chế và khó tiếp cận thị trường. Người dân nơi đây cũng thường xuyên đối mặt với biến đổi khí hậu, thiên tai, thiếu nước tưới và đất chăn thả.

“Dự án FMNR hướng tới cải thiện sinh kế bền vững dựa trên mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường, giúp người dân sản xuất hiệu quả hơn mà vẫn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Người dân đã chủ động hơn trong việc áp dụng kỹ thuật sản xuất; nhận thức về môi trường tăng cao; vai trò của phụ nữ và người khuyết tật được nâng lên. Việc sử dụng phân hữu cơ, tối ưu chi phí giúp nhiều hộ có lãi” ông Chiều nhấn mạnh.

Chuyên gia Bình đẳng giới, Khuyết tật và Hòa nhập xã hội của WVIV bà Vũ Thị Vân Anh chia sẻ, “Những người khuyết tật luôn mong muốn, khát khao được làm việc và khẳng định bản thân cũng như khả năng làm việc tạo thu nhập và sống độc lập nếu được hỗ trợ xóa bỏ các rào cản về định kiến và tiếp cận với cơ hội việc làm, không chỉ cho bản thân mà còn có tác động lan tỏa với những người xung quanh và cộng đồng. Chúng tôi luôn tin rằng đầu tư vào người yếu thế chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của địa phương”.

Xã hội

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn
Đời sống

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, tại nhiều địa phương, mực nước sông, suối, hồ chứa công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm, nhiều hồ về mực nước chết khiến nông dân “gồng mình” tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công
Xã hội

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công

Chủ tịch nước Lương Cường quyết định tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2.9.1945 - 2.9.2025).

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn
Xã hội

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn

Xác định giảm nghèo là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương; Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc tập trung huy động, đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân...

Nghệ An triển khai dự án truyền tải điện gió gần 600 tỷ
Đời sống

Nghệ An triển khai dự án truyền tải điện gió gần 600 tỷ

Dự án đường dây 220kV ĐG Trường Sơn - Đô Lương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) sau khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần truyền tải công suất từ Lào về Việt Nam, giải quyết trực tiếp tình trạng thiếu điện khu vực miền Bắc, tăng cường liên kết lưới điện giữa miền Bắc Việt Nam với nước bạn Lào.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Dự báo thời tiết ngày 23.4: Miền Bắc hạ nhiệt, Hà Nội mưa rải rác
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 23.4: Miền Bắc hạ nhiệt, Hà Nội mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23.4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Riêng khu vực vùng núi chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Riêng khu vực Nam Bộ có nắng nóng.

Chủ động cấp điện mùa nắng nóng
Đời sống

Chủ động cấp điện mùa nắng nóng

Trước dự báo thời tiết cực đoan với nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng điện toàn quốc trong những tháng tới dự kiến tăng đột biến. Nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã xây dựng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật và tổ chức, bảo đảm nguồn điện ổn định, an toàn, đặc biệt trong dịp lễ 30.4 - 1.5 và cao điểm mùa khô từ tháng 5 đến tháng 7.

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời
Giao thông

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Vào khoảng 16h30 ngày 22.4, trong lúc đang làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua Km418+200 (thuộc địa phận xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu), tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu - Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã kịp thời hỗ trợ đưa một bệnh nhân nguy kịch đến bệnh viện cấp cứu.

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30.4 – 1.5
Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30.4 – 1.5

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các khu vực, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5.2025. Theo đó, hơn 3,3 triệu người hưởng trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ ngày 25 - 28.4.2025.