Hội thảo chuyên đề “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch”

Trong hai ngày, 8 và 9.7, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Philips Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch”.

Hội thảo nhằm cập nhật những công nghệ và kỹ thuật mới trong can thiệp tim mạch. Đây cũng là dịp để các bác sĩ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này. Hội thảo đã quy tụ hơn 100 bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực can thiệp tim mạch trên cả nước tham dự. 

Tại Hội thảo, các báo cáo viên là các bác sĩ can thiệp tim mạch đến từ Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ, cập nhật những phương pháp, kỹ thuật mới trong lĩnh vực can thiệp tim mạch. Những báo cáo này mang ý nghĩa khoa học và có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cũng như đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Một số chủ đề đã thu hút được sự quan tâm của các bác sỹ như: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phẫu thuật Hybrid trong điều trị bệnh lý tim mạch phức tạp; Đánh giá FFR trong chẩn đoán và can thiệp động mạch vành; Làm thế nào giảm chiếu tia X trong phòng can thiệp. 

Hội thảo chuyên đề “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch” -0
Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Philips Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch”.

Hội thảo đã giới thiệu giải pháp chăm sóc tim mạch toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn về chất lượng chăm sóc và hiệu quả vận hành của các khoa tim mạch khi các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng cả về khối lượng lẫn mức độ phức tạp. Đây là giải pháp tích hợp giữa chẩn đoán hình ảnh, dụng cụ can thiệp, công cụ phần mềm và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tại mỗi thời điểm trong quá trình điều trị, giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu suất công việc, chất lượng diều trị và mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân và các nhân viên y tế. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, GS. TS. Phạm Như Hiệp cho biết: Hội thảo “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch” là một hội thảo chuyên sâu cùng với dự tham gia của các chuyên gia đầu ngành tim mạch can thiệp. Hội thảo sẽ giới thiệu những kỹ thuật mới, các chuyên đề về thiết bị can thiệp, kết nối giữa các hệ thống để mang đến chất lượng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh”.

Hội thảo chuyên đề “Những ranh giới trong can thiệp tim mạch” -0
Hội thảo sẽ giới thiệu những kỹ thuật mới, các chuyên đề về thiết bị can thiệp, kết nối giữa các hệ thống để mang đến chất lượng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Tổng Giám đốc Philips Việt Nam, Vũ Đức Nhất cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức buổi hội thảo chuyên đề về can thiệp tim mạch. Hoạt động này góp phần khẳng định hơn nữa cam kết của Philips trong lĩnh vực đào tạo tại Việt Nam. Philips sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các bệnh viện, hiệp hội trên cả nước để mang đến những chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, góp phần hỗ trợ các bác sĩ nắm bắt được những công nghệ tiên tiến trên thế giới để mang đến dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn cho người bệnh cũng như những giải pháp y tế hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.”

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.