Hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế để tạo làn sóng đầu tư

Tại tọa đàm “Giải pháp hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh” ngày 9.2, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung tâm này sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính, tạo cú huých mạnh để các ngành cùng phát triển.

5 yếu tố cần có của 1 trung tâm tài chính

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) cho biết, thành phố đã trải qua hai làn sóng đầu tư.

Hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế để tạo làn sóng đầu tư -0
Các khách mời tham gia tọa đàm. Nguồn: https:hcmcpv.org.vn

Ở làn sóng thứ nhất, thành phố đã thành công trong việc thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực và hình thành nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp. Điều này không chỉ tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân mà còn tạo niềm tin lớn cho nhà đầu tư, góp phần hình thành làn sóng đầu tư thứ hai.

Trong làn sóng đầu tư thứ hai, thành phố thu hút đầu tư chọn lọc hơn, theo hướng nâng cao chất lượng dòng vốn. Những doanh nghiệp đầu đàn như Samsung, Intel, Nidec Sankyo... đã tạo cơ sở để dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu đến Việt Nam. Điển hình thành công của làn sóng đầu tư này là thành phố đã hình thành khu công nghệ cao.

Với quy mô và vai trò mới trong bối cảnh hiện nay, thành phố cần tạo ra làn sóng thu hút đầu tư thứ ba thông qua việc kiến tạo thị trường vốn bằng sự ra đời của Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh, ông Hòa nhấn mạnh. Thực tế, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nguồn vốn đa dạng hơn, lớn hơn, dài hơi hơn để mở rộng quy mô đầu tư và phát triển. Trung tâm này khi hình thành và đi vào hoạt động sẽ là nền tảng để thu hút đầu tư, tạo cú huých mạnh mẽ cho các ngành cùng phát triển.

Với kinh nghiệm huy động vốn tại các thị trường tài chính quốc tế, ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank cho biết có 5 yếu tố cơ bản để hình thành một Trung tâm tài chính quốc tế. 

Thứ nhất, Trung tâm này là nơi trung chuyển tài chính, tức là phải 2 chiều. Làm sao để các doanh nghiệp, định chế tài chính quốc tế muốn huy động vốn là nghĩ đến TP. Hồ Chí Minh, chứ không phải đây chỉ là nơi đưa vốn vào. 

Thứ 2, phải có nguồn nhân lực tài chính chuyên sâu. Thêm nữa là cơ sở hạ tầng - ngoài cảng biển, hàng không, toà nhà, cần phải có công nghệ và viễn thông vì hiện nay các công ty tài chính (Fintech) ở Việt Nam đang phát triển rất tốt.

Về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý, Việt Nam phải có các chính sách thuế đủ sức thu hút các doanh nghiệp, định chế tài chính quốc tế tham gia.

Cuối cùng, cần phải nâng tầm sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vì hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn.

Chính sách phải đủ thuận lợi, hấp dẫn

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền nhận xét, thực tế TP Hồ Chí Minh đã là trung tâm tài chính của cả nước dù chưa được định hình bài bản, thấy rõ nhất là những yếu tố cơ bản như chứng khoán, trái phiếu, vay vốn, bảo hiểm… Tuy nhiên, ở tầm quốc tế thì cần phải chuyển đổi để hoàn thiện hơn.

Hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế để tạo làn sóng đầu tư,Hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế để tạo làn sóng đầu tư

Để sớm hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Thanh Điền đề nghị cần có chính sách đủ để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia vào thị trường, tạo cơ hội sinh lời và cuối cùng củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

Muốn đáp ứng vấn đề này phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, thuận tiện trong giao dịch, đặc biệt là có chính sách thuế tiệm cận với chính sách thuế các Trung tâm tài chính trong khu vực và thế giới đang áp dụng.

Đồng thời, cần định hình những doanh nghiệp có quy mô sản xuất mạnh, tin cậy, đủ năng lực kiến tạo các dự án tiềm năng có cơ hội sinh lợi cao.

Theo ông Điền, Việt Nam hoàn toàn có thể hình thành Trung tâm tài chính quốc tế bởi tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây rất cao. Việt Nam cũng có môi trường đầu tư hấp dẫn và thuận lợi để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Vấn đề còn lại là cần cơ cấu nền kinh tế và sự tham gia của cả nước.

Cũng theo chuyên gia này, về yếu tố niềm tin, Nhà nước phải đảm bảo yếu tố thông tin cân bằng, hoàn chỉnh, tránh thông tin bất cân xứng. Muốn vậy, cần siết kỹ cương thị trường, minh bạch thông tin, chính sách niêm yết, khung hành lang pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp có cơ sở triển khai.

Ở góc độ khác, giải pháp nhanh nhất là cần liên kết với các nhà đầu tư tài chính quốc tế tại các Trung tâm tài chính lớn trên thế giới đến Việt Nam để mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Từ thực tế hoạt động của họ sẽ có đề xuất sửa đổi, kiến tạo khung hành lang pháp lý, đây là cơ sở để Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý cần và đủ để hình thành Trung tâm tài chính quốc tế.

Kinh tế

UBND huyện Côn Đảo, Vietnam Airlines và công ty Lagom Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo”

Ngày 30.9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty bay Dịch vụ hàng không (VASCO) và UBND huyện Côn Đảo đã chính thức phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” nhằm giảm phát thải CO2, tăng cường các chương trình thu gom, xử lý và tái chế các loại chất thải, mục tiêu tới năm 2025 xử lý được 85% rác thải nhựa phát sinh. Đồng thời, hướng tới phát triển hàng không - du lịch bền vững và chuyển dịch kinh tế theo hướng tuần hoàn tại Côn Đảo.

Hiệu quả trong công tác đấu thầu tại tỉnh Nam Định: Doanh nghiệp trúng gói thầu hơn 70 tỷ, tiết kiệm cho ngân sách khoảng 60 triệu đồng
Kinh tế

Hiệu quả trong công tác đấu thầu tại tỉnh Nam Định: Doanh nghiệp trúng gói thầu hơn 70 tỷ, tiết kiệm cho ngân sách khoảng 60 triệu đồng

Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Gia Minh trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 990 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Nam Định có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "cho có". 

Ảnh minh họa
Kinh tế

Củng cố, bảo vệ chuỗi liên kết mía đường

Sau niên vụ 2023 - 2024 hồi sinh và tăng trưởng đáng kể, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Nguyễn Văn Lộc cho biết, ngành mía đường sẽ đối diện nhiều thách thức trong niên vụ tới; bên cạnh vấn nạn đường nhập lậu thì giá đường thế giới và trong nước đang có xu hướng giảm, như vậy, các nhà máy rất khó giữ giá mua mía tốt như hiện tại. Để thích ứng, cần tập trung củng cố, phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường.

Sửa quy định về giao dịch liên kết để gỡ khó cho doanh nghiệp
Kinh tế

Sửa quy định về giao dịch liên kết để gỡ khó cho doanh nghiệp

Sửa Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Bộ Tài chính dự kiến loại trừ các giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp ra khỏi phạm vi “giao dịch liên kết” trong trường hợp hai bên không có mối quan hệ điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn khó chuyển đổi xanh

Trong khảo sát vừa công bố, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho biết, vốn, nhân sự chuyên môn cùng việc tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật đang là những khó khăn lớn với doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh.

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”
Kinh tế

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”

Ngày 26 – 27.9.2024, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) phối hợp với Khoa Kinh doanh & Luật, Đại học Curtin (Australia), Trường Kinh doanh EMLV và Đại học Paris-Saclay (CH. Pháp), tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ III về Khởi nghiệp, Tài chính và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VSEFI 2024).

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dồn gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn. Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất này nhằm bảo đảm công bằng giữa nhà cung cấp trong nước với nước ngoài, tuy nhiên các doanh nghiệp rất lo lắng sẽ bị tăng chi phí, gánh nặng.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Đầu tư vào công nghệ sạch ngay từ hôm nay

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích lớn cho môi trường, kinh tế và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp hãy hành động ngay hôm nay, đầu tư vào công nghệ sạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội vì một tương lai xanh, bền vững hơn cho thế hệ mai sau.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Quy định về kích thước khiến xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc nguồn cung cá ngừ vằn trong nước bị hạn chế do quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác nêu tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP đã tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay với tốc độ ngày càng tăng.

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards
Kinh tế

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards

Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra ngày 27.9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”.