Hiệu ứng tích cực khi đưa trò chơi dân gian vào trường học

Được các thầy, cô giáo hướng dẫn nhiều trò chơi như: Nhảy bao bố, ô ăn quan, trồng nụ, trồng hoa... Nhiều học sinh thấy nét đẹp của trò chơi dân gian, từ đó, không chỉ yêu thêm các giá trị truyền thống dân tộc mà việc chơi trò chơi điện tử cũng vơi bớt dần.

Ngày 8.1, Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức Hội thi trò chơi dân gian năm 2024 với sự tham gia của 1.050 học sinh toàn trường. Đây là lần đầu tên, Trường THCS Chương Dương tổ chức hoạt động này nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo cơ hội cho học sinh biết, tham gia các trò chơi, rèn luyện kỹ năng sống; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học -0
Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương Nguyễn Thị Vân Hồng chia sẻ tại hội thi.

Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương Nguyễn Thị Vân Hồng cho biết, với các trò chơi vận động, nhà trường kết hợp tổ chức trong các tiết thể dục, trong ngày hội thể thao, đặc biệt khi tham gia hoạt động trải nghiệm tại khuôn viên Trường Đại học VinUni. Các em học sinh được chơi nhảy dây, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, cướp cờ...Nhiều ngành nghề thủ công cũng được các em mạnh dạn thực hành như đan tre, làm hương, làm gốm, làm kẹo truyền thống...Qua đó, dần dần hình thành cho các em một số phẩm chất và kĩ năng hữu ích trong học tập và trong cuộc sống.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học -0
Thầy cô giáo phổ biến luật chơi cho học sinh toàn trường

Cũng theo cô Hồng, do khuôn viên chật hẹp, các trò chơi vận động khó có thể tiến hành thường xuyên với quy mô toàn trường. Do đó, nhà trường đã nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi phù hợp thực tế và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có để triển khai đồng loạt  như trò chơi ô ăn quan, chơi chuyền, chơi cờ ca rô...

"Thật may mắn là khi phát động, các em học sinh đã rất hào hứng tham gia. Giờ 5 phút, ra chơi hay các tiết sinh hoạt ngoại khóa, các em chủ động rủ nhau chơi các trò chơi dân gian một cách rất vui vẻ, say mê. Và để có ngày hội hôm nay, các em học sinh đã sôi nổi tham gia thi đấu loại từ các lớp, chọn ra học sinh xuất sắc nhất tham gia cuộc thi cấp trường. Hy vọng rằng, qua cuộc thi này, các em sẽ có thêm tình yêu văn hóa dân tộc, có thói quen vui chơi lành mạnh, xa dần điện tử và các hoạt động  không có giá trị giáo dục  trên mạng xã hội. Từ đó có tinh thần phấn chấn và sức khỏe  tốt để học tập hiệu quả hơn", Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương nói.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học -0
Học sinh hào hứng tham gia thi chơi chuyền

Hào hứng tham gia thi đấu ô ăn quan, học sinh Nguyễn Trúc Linh, lớp 8A1 cho biết, khi tham gia các trò chơi này, em không chỉ nâng cao trí tuệ, hiểu biết thêm về các trò chơi dân gian mà các trò chơi này còn giúp chúng em gắn kết tình bạn. 

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học -0
Tham gia thi đấu Ô ăn quan

Em Trần Quốc Bảo, học sinh lớp 9A4 cũng cho biết: “khi được các thầy, cô giáo hướng dẫn, em mới biết ngoài các trò chơi dân gian quen thuộc như: nhảy bao bố, ô ăn quan, chơi chuyền thì còn rất nhiều trò chơi dân gian thú vị khác như: trồng nụ, trồng hoa... Đến nay, các trò chơi dân gian đã trở thành trò chơi quen thuộc vào các giờ ra chơi của chúng em, vì vậy mà việc chơi trò chơi điện tử cũng vơi bớt dần”.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học -0
Học sinh thi đấu cờ ca rô

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch số 3511/KH-SGDĐT ngày 27.9.2023 về việc tổ chức trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về các trò chơi dân gian để học sinh biết và có thể tham gia chơi.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học; tổ chức đánh giá, tổ chức giao lưu để học sinh tham gia, tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, yêu thích các trò chơi dân gian thu hút đông đảo học sinh.

Giáo dục

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025
Giáo dục

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, hoàn tất kế hoạch để chuyển đổi chuyển đổi loại hình với Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.

Tỷ phú Peter Vesterbacka chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
Giáo dục

Tỷ phú Peter Vesterbacka chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội

Ai có thể quên được chú chim đỏ "cáu kỉnh" Angry Birds – một hiện tượng toàn cầu, từng "làm mưa làm gió" khắp các bảng xếp hạng game di động? Đằng sau thành công rực rỡ ấy là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của tỷ phú Phần Lan Peter Vesterbacka – nhà sáng lập Angry Birds và đồng sáng lập Slush.

Sửa đổi quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa
Giáo dục

Sửa đổi quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2024/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024

Năm 2024, một năm biến động với rất nhiều những sự kiện được xem là bước chuyển mình của Giáo dục Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân đã điểm lại những sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục trong năm vừa qua.

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới
Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới

Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sau 5 năm và trọn chu trình triển khai ở tất cả lớp học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, cả ưu điểm và tồn tại, hạn chế, để phát triển, hoàn thiện chương trình, thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham gia vận hành hệ thống metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc….

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự
Giáo dục

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, một điểm mới đáng chú ý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc.