Công bố thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh diễn ra trong 2 đợt, đợt 1 thí sinh bắt đầu đăng ký từ ngày 20.1.2025.

6.jpg
Thí sinh bắt đầu đăng ký đợt 1 Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh từ ngày 20.1.2025

Sáng 26.12, Trung tâm Khảo thí và bảo đảm chất lượng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã thông tin chính thức về Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025.

Theo đó, năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức thi đánh giá năng lực với 2 đợt thi.

Đợt 1, thí sinh bắt đầu đăng ký thi từ ngày 20.1.2025 đến ngày 20.2.2025. Kỳ thi đợt 1 sẽ diễn ra vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh, thành phố.

Đợt 2, thí sinh đăng ký thi từ ngày 17.4. 2025 đến ngày 7.5.2025. Thời gian thi diễn ra ngày 1.6 tại 11 tỉnh, thành phố.

Đề thi đánh giá năng lực vẫn gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thời gian làm bài trên giấy 150 phút. Thang điểm tối đa là 1.200, điểm từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ cấu trúc phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, nhưng tăng số lượng câu hỏi để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi. Còn phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề được cấu trúc lại thành phần Tư duy khoa học nhằm đánh giá năng lực thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế.

z6167453131909-9d03e4ec9b01f5d04993b9fa16f0c381.jpg
Kế hoạch cụ thể của 2 đợt thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Các câu hỏi trong phần Tư duy khoa học được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm. Thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.

Lý giải về thay đổi này, theo đại diện Trung tâm Khảo thí và bảo đảm chất lượng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2025 là năm đầu tiên học sinh THPT tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Điểm mới của chương trình ở bậc THPT là bên cạnh các môn học bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử), học sinh được tự chọn 4 trong 9 môn học khác để theo học (Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật).

Trên lý thuyết, có tổng cộng 126 tổ hợp môn học có thể được học sinh lựa chọn. Tuy vậy, thực tế thì phương án chọn tổ hợp môn học của học sinh THPT rất đa dạng.

z5822287183053-cabbaf5893a2e4ee011bfffdeb9ce85e-6777.jpg
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh THPT tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số liệu thống kê về chọn môn học tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy các môn Vật lý, Hóa học, Tin học có khoảng 55-70% học sinh lựa chọn. Các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật có khoảng 40-50% học sinh lựa chọn. Môn Công nghệ có khoảng 25% học sinh lựa chọn; các môn Âm nhạc, Mĩ thuật có ít học sinh lựa chọn hơn với khoảng 2-3%.

Do vậy, nếu theo cấu trúc trước đó, đề thi sẽ không đánh giá chính xác năng lực của các thí sinh học theo chương trình mới. Vì vậy, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh cấu trúc đề thi để phù hợp với cách tiếp cận mới của chương trình giáo dục phổ thông.

Việc điều chỉnh tuân thủ 2 nguyên tắc là đánh giá chính xác năng lực học đại học của thí sinh, đồng thời bảo đảm công bằng và tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, nhất là khi sự chọn lựa các môn học của các em rất đa dạng.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận với đề thi này còn phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Điều này cũng thể hiện cam kết của đại học trong việc duy trì một phương thức tuyển sinh công bằng và toàn diện, giúp thí sinh phát huy tối đa tiềm năng cá nhân. Ngoài ra, giúp nâng cao hiệu quả tuyển sinh của các đơn vị đào tạo trong môi trường giáo dục đa dạng và liên tục phát triển.

Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới
Giáo dục

Nghiên cứu sửa Luật Giáo dục đại học để nắm bắt cơ hội mới

Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật đã bộc lộ bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Đánh giá tổng thể, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sau 5 năm và trọn chu trình triển khai ở tất cả lớp học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá đã tạo chuyển biến tích cực đối với giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, cả ưu điểm và tồn tại, hạn chế, để phát triển, hoàn thiện chương trình, thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới giáo dục.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở ngành mới phục vụ vận hành metro

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở mới một số chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Trong đó có ngành đào tạo nhân lực tham gia vận hành hệ thống metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc….

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự
Giáo dục

Điểm mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Vận chuyển đề thi qua đường truyền mã hoá, đề Văn sẽ đậm tính thời sự

GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, một điểm mới đáng chú ý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc.

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”
Giáo dục

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp GD-ĐT Việt Nam”

Ngày 24.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình cố GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu sách “Giáo sư - Bộ trưởng Trần Hồng Quân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam”.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách
Giáo dục

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách

Đây là thông tin được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội thảo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Đảng bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.