Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Hiện đại, khách quan nhưng phải đúng bản chất của thuế gián thu

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Hiện đại, khách quan nhưng phải đúng bản chất của thuế gián thu -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Tránh quy định quá cụ thể làm mất tính khách quan của sắc thuế

Cho ý kiến về dự thảo Luật, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng là đạo luật tác động sâu rộng tới toàn xã hội, mọi người, mọi nhà; do đó, Việt Nam cần có một sắc thuế thực sự hiện đại, khách quan nhưng cũng phải đúng bản chất của thuế gián thu.

Thuế giá trị gia tăng khác với các loại thuế khác vì đạo luật này cần có những “đường ray” để các quy định có tính khách quan. Do đó, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, những nội dung trong dự thảo Luật cần hướng tới sự phổ quát, không đi vào trực tiếp đối tượng nào để tránh việc quy định quá cụ thể làm mất tính khách quan của loại thuế này.

Hiện đại, khách quan nhưng phải đúng bản chất của thuế gián thu -0
ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến chính sách thuế giá trị gia tăng đối với chuỗi cung ứng sản phẩm cây trồng, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, ĐBQH Tráng A Dương (Hà Giang) nêu rõ, theo định hướng chính sách, sản phẩm nông nghiệp sơ chế là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống để bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội nên được hỗ trợ phát triển, nguyên tắc chung của thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng đối tượng không chịu thuế đối với sản phẩm nông nghiệp sơ chế tại tất cả các khâu.

Tuy nhiên, thuế giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế chưa thống nhất tại các khâu nên vô hình chung 2 lần thuế giá trị gia tăng được ghi nhận vào giá thành, làm tăng giá sản phẩm nông nghiệp sơ chế, chưa bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội. “Đây là một trong những tồn tại nhiều bất cập và chưa được tháo gỡ tại dự thảo Luật thuế sửa đổi lần này”, đại biểu Tráng A Dương chỉ rõ.

Hiện đại, khách quan nhưng phải đúng bản chất của thuế gián thu -0
ĐBQH Tráng A Dương (Hà Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo quy định hiện hành, tại khâu sản xuất, tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi phải ghi nhận toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào thành chi phí. Tại khâu sơ chế, tổ chức mua sản phẩm nông nghiệp để sơ chế và bán cho tổ chức khâu thương mại thì toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào không thể khấu trừ, không thể hoàn và cũng không thể ghi chi phí nên liên tục tích lũy tăng thêm dẫn đến tồn đọng dòng tiền kéo dài, gia tăng chi phí sử dụng vốn. Tại khâu kinh doanh thương mại thì tổ chức kinh doanh thương mại chịu thuế giá trị gia tăng 5% khi bán sản phẩm nông nghiệp sơ chế và cộng vào giá thành sản phẩm.

"Như vậy, trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế đang áp dụng 3 loại thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau tại mỗi khâu, bao gồm: loại không chịu thuế tại khâu sản xuất; loại không phải tính, nộp thuế tại khâu sơ chế; loại thuế suất 5% ở khâu thương mại bán ra. Điều này là chưa phù hợp với nguyên tắc chung của thuế giá trị gia tăng, tức là xác định một loại thuế giá trị gia tăng áp dụng cho sản phẩm nông nghiệp sơ chế thống nhất ở tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, sơ chế hay kinh doanh thương mại", đại biểu Tráng A Dương chỉ rõ. 

Cần giảm bớt các khâu trung gian thu - hoàn thuế

Trên cơ sở đó, đại biểu Tráng A Dương đề nghị, cần áp dụng thống nhất theo đối tượng không chịu thuế tại tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, sơ chế hay kinh doanh thương mại. Như vậy, chỉ thuế giá trị gia tăng đầu vào thực tế phát sinh tại khâu sản xuất, sơ chế được ghi nhận vào giá thành sản phẩm nông nghiệp sơ chế, thuế giá trị gia tăng 5% ở khâu thương mại không còn phát sinh nên không làm tăng giá thành sản phẩm nông nghiệp sơ chế.

Bên cạnh đó, một số đại biểu phân tích, nếu áp dụng 5% đối với sản phẩm nông nghiệp sơ chế tại tất cả các khâu là chưa phù hợp, chưa bảo đảm công bằng giữa các đối tượng tham gia chuỗi. Cá nhân, hộ kinh doanh chịu thêm 2% thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu và ghi nhận vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chịu thêm 5% thuế giá trị gia tăng đầu ra và ghi vào giá thành sản phẩm do nhiều đầu vào của sản phẩm nông nghiệp sơ chế không có thuế giá trị gia tăng, như: con giống, cây giống, thức ăn chăn nuôi, tiền thuê đất, lương nhân công... nên thuế giá trị gia tăng đầu vào rất hạn chế.

Vì vậy, đại biểu đề nghị, nếu áp dụng theo phương án không chịu thuế sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp sơ chế, bảo đảm định hướng an sinh xã hội cho sản phẩm thiết yếu và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản phẩm nông nghiệp sơ chế.

Hiện đại, khách quan nhưng phải đúng bản chất của thuế gián thu -0
ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Liên quan đến hoàn thuế đầu vào cho các tổ chức, hợp tác xã thu mua nông sản chưa qua chế biến, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, bản chất sâu xa của hoàn thuế là không thu thuế giá trị gia tăng ở một số khâu trung gian.

Nêu thực tế thuế giá trị gia tăng sẽ thu rồi khấu trừ rồi hoàn lại, đại biểu Trần Văn Lâm chỉ rõ, điều này rất phức tạp và gây tốn kém chi phí; càng tiến hành nhiều hoạt động thu - chi - hoàn thuế thì càng tăng nguy cơ phát sinh các trường hợp sai phạm, lạm dụng, chiếm dụng thuế.

Do đó, nếu giảm bớt được các khâu trung gian thu - hoàn thuế thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn, giúp tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ gian lận thuế, thất thoát thuế. Theo đại biểu, đây cũng sẽ là bước cách mạng lớn để giải quyết mặt hạn chế của thuế giá trị gia tăng là “cứ thu rồi hoàn, lặp lại nhiều quy trình gây tốn kém, phức tạp”.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Thường trực Ủy ban Xã hội Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ Báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính; Hội thảo “Quốc hội Việt Nam - 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”; Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc; Tọa đàm về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 20.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.