Hệ thống thủy điện trên bậc thang sông Đà sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022

Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về các số liệu quan trắc công trình và kết quả kiểm tra an toàn công trình của Tổ chuyên gia và Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà cho thấy, các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát đang làm việc trong trạng thái ổn định, an toàn, sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022.

Thông tin được đưa ra tại Phiên họp thường kỳ Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà diễn ra ngày 27.6.2022, tại Sơn La.

Các công trình thủy điện vận hành ổn định, an toàn

Cho đến nay, trên bậc thang thủy điện sông Đà đã xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện gồm: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng. Theo ông Nguyễn Đình Hậu - Uỷ viên thường trực Hội đồng, toàn bộ 5 công trình thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà đang được hoạt động theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Qua các kết quả quan trắc và đo đạc các thông số, đánh giá tình trạng làm việc của công trình đến thời điểm tháng 5.2022, Cơ quan thường trực Hội đồng đồng thuận với kết quả báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Công ty thủy điện, đánh giá các công trình đang làm việc an toàn và ổn định.

Các Công ty đã thực hiện công tác kiểm tra tổng thể, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; sửa chữa và củng cố các hạng mục công trình, thiết bị; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Các công trình đủ điều kiện sẵn sàng tham gia chống lũ và tích nước năm 2022.

Hệ thống thủy điện trên bậc thang sông Đà sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022 -0
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Phiên họp

Báo cáo kết quả quan trắc động đất liên quan đến công trình thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Xuân Anh cho biết, trong thời gian từ tháng 4.2021 đến tháng 6.2022, mạng trạm quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc và lân cận (với 28 trạm) đã ghi nhận được tổng cộng 124 trận động đất. Trong đó, số lượng động đất nhiều nhất tập trung ở khu vực hồ thủy điện Lai Châu, Sơn La và ít hơn ở hồ thủy điện Hòa Bình, Bản Chát và Huội Quảng. Động đất vẫn xảy ra trong các chu kỳ tích – xả nước ở khu vực các hồ thủy điện nhưng với tần suất thấp và cường độ yếu.

Hệ thống thủy điện trên bậc thang sông Đà sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022 -0
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng Đoàn công tác thăm Nhà máy thủy điện Lai Châu

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa mưa lũ năm 2021, khu vực Tây Bắc đã xuất hiện 10 đợt lũ bao gồm cả lũ nhỏ và lũ vừa. Đơn vị này đã thực hiện cung cấp các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình mưa lũ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Khi xuất hiện các hình thế thời tiết nguy hiểm có thể gây mưa lũ lớn hoặc xuất hiện lũ bất thường, Trung tâm đã ban hành các bản tin cảnh báo mưa, lũ lớn và chuyển tới các đơn vị theo quy định qua email, fax, website.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù năm 2021 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, tình hình thủy văn diễn biến bất thường, phức tạp và rất khó dự báo nhưng bằng sự nỗ lực của toàn hệ thống, hệ thống điện vẫn đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tổng sản lượng điện sản xuất 5 tháng đầu năm 2022 của thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Huội Quảng và Bản Chát là 8,34 tỷ kWh tăng 170 triệu kWh so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 7.30% sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện. Hiện các công trình thủy điện thuộc EVN trên bậc thang thủy điện sông Đà ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn, đủ điều kiện tích nước và đón lũ năm 2022.

Hệ thống thủy điện trên bậc thang sông Đà sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022 -0
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng Đoàn công tác thăm Nhà máy thủy điện Sơn La

Tăng cường công tác dự báo và thực hiện chuyển đổi số

Các thành viên Hội đồng, chuyên gia và đại biểu tham dự Phiên họp đều khẳng định vai trò quan trọng của các công trình thủy điện trên bậc thang sông Đà. Đồng thời cho rằng, các công trình đã và đang vận hành an toàn, ổn định; cần tăng cường công tác dự báo thủy văn; ứng dụng tiến bộ KH&CN vào kiểm tra, quan trắc đập; thực hiện chuyển đổi số trong công tác đánh giá an toàn đập;…

Phát biểu kết luận Phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, qua các kết quả quan trắc và đo đạc các thông số, đánh giá tình trạng làm việc của công trình đến thời điểm tháng 5.2022, Cơ quan thường trực Hội đồng đồng thuận với kết quả báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các công trình đang làm việc trong trạng thái ổn định, an toàn, đủ điều kiện sẵn sàng tham gia chống lũ và tích nước năm 2022.

Đối với 5 công trình thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà, Bộ trưởng lưu ý: cần tiếp tục theo dõi các hiện tượng thấm, nứt, nhiệt độ bê tông trong thân đập, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả, đồng thời chú trọng việc xây dựng kế hoạch chi tiết công tác kiểm định an toàn đập; xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình; quan tâm đến công tác bảo trì thiết bị cơ khí, hệ thống điều khiển nhằm kịp thời thay thế các thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; đồng bộ triển khai đo đạc bồi lắng các hồ chứa để thuận lợi trong việc đánh giá bồi lắng trên toàn hệ thống hồ và tác động đến chế độ bùn cát vùng hạ du; tiếp tục quan trắc thời gian truyền lũ từ tuyến đập Sơn La đến đập Hòa Bình và quan trắc thời gian truyền lũ từ thủy điện Lai Châu đến Sơn La, Bản Chát đến Huội Quảng, Huội Quảng đến Sơn La, rút ra quy luật truyền lũ nhằm bổ sung cho các quy trình và công tác điều hành chống lũ hàng năm của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; bổ sung tình hình dự báo thủy văn đáp ứng cho vận hành, đề xuất về công tác dự báo; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KH&CN vào công tác kiểm tra, quan trắc đập; quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ,…

Hệ thống thủy điện trên bậc thang sông Đà sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022 -0
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cùng Đoàn công tác thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị liên quan phối hợp, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng tiệm cận dần với thời gian thực; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy hoạch phòng lũ trên sông Hồng và sông Thái Bình; xem xét, đánh giá tác động tới lòng hồ, bờ hồ khi quyết định phê duyệt các dự án khai thác nạo vét cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường có nguồn từ vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình; điều tiết hợp lý đảm bảo an toàn công trình và hạ du nhưng tận dụng được tối đa nguồn nước; cung cấp thông tin và các kết quả quan trắc động đất khu vực tới Cơ quan thường trực Hội đồng và các Công ty thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Huội Quảng - Bản Chát để đồng bộ các số liệu đầu vào; thông tin về hoạt động động đất xảy ra trên đứt gãy cụ thể khi có số liệu ghi nhận động đất xảy ra trên khu vực các thủy điện và kết quả nghiên cứu các đứt gãy đó trong các giai đoạn thiết kế công trình thủy điện nêu trên…

Lãnh đạo UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Ðiện Biên và Lai Châu cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn; tuân thủ các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường nguồn nước; tăng cường tuyên truyền người dân trong công tác trồng và phát triển rừng, hạn chế dần đến cấm sử dụng các chất diệt cỏ, phá hủy môi trường, làm tăng bào mòn của đất, ảnh hưởng đến lượng nước của các hồ chứa…

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Hội đồng tư vấn KH&CN đánh giá an toàn đập, hồ chứa công trình bậc thang thủy điện sông Đà, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và đoàn công tác đã đến thăm và kiểm tra các công trình thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

Khoa học

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.