Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia

Hệ thống hạ tầng giao thông cần được quy hoạch theo chức năng

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo Quy hoạch tổng thể quốc gia cần được quy hoạch theo chức năng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quy mô kinh tế, nhu cầu phát triển vùng, miền và hiệu quả đầu tư.

Mục tiêu thiếu thực tế, không khả thi

Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tổng thể quốc gia) xác định: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển khoa học, công nghệ, phát triển hạ tầng thông minh; ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, hạ tầng ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng các đô thị lớn và hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Đây là quan điểm phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam đang trên đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới văn minh, hiện đại. Đồng thời, đây cũng là định hướng đúng đắn mà nhiều quốc gia đã lựa chọn và áp dụng thành công, cũng chính là con đường ngắn nhất và phù hợp nhất để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

Hệ thống hạ tầng giao thông cần được quy hoạch theo chức năng. Nguồn ITN
Hệ thống hạ tầng giao thông cần được quy hoạch theo chức năng. Nguồn ITN

Riêng với mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, dự thảo Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội…

Từng có hơn 40 năm công tác trong ngành giao thông vận tải, tôi cho rằng, mục tiêu này là thiếu tính thực tế, không khả thi. Bởi lẽ, nhu cầu vận tải của xã hội ngày một tăng cao. Do đó, mục tiêu này nên điều chỉnh là: Cơ bản hoàn thành mạng lưới đường ô tô cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, các hành lang kinh tế chính. Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng và hoàn thành 5.000km đường ô tô cao tốc trên cả nước, tạo khung hành lang vận tải cho hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam; cơ bản hình thành hệ thống đường bộ theo chức năng trên phạm vi toàn quốc và tại các thành phố lớn cũng như các vùng, địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải và nhu cầu đi lại phục vụ đời sống dân sinh.

Phân loại theo chức năng thay vì quản lý hành chính

Về phương hướng phát triển và phân bố không gian, dự thảo nêu 5 phương thức vận tải, gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội, đường biển, đường hàng không.

Thực tế cho thấy, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và tổng sản lượng vận tải đường bộ đã có sự bứt phá theo định hướng phát triển. Theo số liệu tổng hợp, hiện nay, vận tải ô tô đảm nhiệm trên 90% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải và đời sống dân sinh. Vì thế, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra trầm trọng từ hàng chục năm nay chưa giải quyết được.

 Một trong những yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự nghiệp vận tải và giải quyết ùn tắc giao thông, là cần phải xây dựng hệ thống đường bộ theo chức năng, có khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải và dân sinh. Do đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cần phải được quy hoạch theo chức năng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quy mô kinh tế, nhu cầu phát triển vùng, miền và hiệu quả đầu tư. Đồng thời, cần xem xét đến các yếu tố khác để hướng tới sự cân đối hài hòa liên quan đến các yếu tố địa lý, dân cư và lịch sử, văn hóa…

Hiện, chúng ta phân loại đường bộ và đường sắt theo mô hình quản lý hành chính kiểu Trung Quốc (đường cao tốc do các nhà đầu tư quản lý, quốc lộ do Bộ Giao thông Vận tải quản lý…). Trong khi Mỹ và các nước châu Âu cũng như đa số các nước phân loại theo chức năng: các tuyến hành lang vận tải gồm từ 4 làn xe trở lên, tốc độ từ 80km/h, phù hợp xe tải nặng, container; các tuyến đường gom dưới 4 làn xe, dành cho xe tải, xe khách hàng vừa và hạng nhẹ; các tuyến đường địa phương từ 1 - 2 làn xe, chủ yếu dành cho xe khách hạng nhẹ. Trên cơ sở phân loại theo chức năng, các nhà quản lý sẽ đặt tên cho các tuyến đường để chủ yếu giao trách nhiệm quản lý, sửa chữa, bảo trì.

Chỉ nên vạch ra phương hướng

Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định, với đường bộ, tập trung xây dựng các tuyến trực đường bộ Bắc - Nam (hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến 2030, đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Tây trong giai đoạn đến 2050); ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, các tuyến cao tốc gắn với hình thành các hành lang kinh tế Đông - Tây như Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… Tương tự, về đường sắt cũng được dự thảo nêu từng tuyến đường cụ thể.

Về mặt quy hoạch định hướng, theo tôi, chỉ nên vạch ra phương hướng phát triển và sơ đồ phân bổ không gian, không nên đi vào từng tuyến cụ thể. Việc quy hoạch mà nêu tên cụ thể các tuyến đường bộ và đường ô tô cao tốc cần xây dựng đến năm 2050 thực chất là cách nhìn hiện tại, thiếu tầm nhìn tổng quan, có tính định hướng chiến lược được thể hiện qua sơ đồ. Việc đặt tên các tuyến đường là công việc sau này.

Một điểm cần lưu ý nữa là, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1.9.2021 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về cơ bản, quy hoạch đã định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây; các vùng và đô thị động lực. Tuy nhiên, quy hoạch này được lập chủ yếu cho loại phương tiện ô tô.

Trong khi đó, tất cả các loại phương tiện xe 2 bánh tuy không có chức năng vận tải có sức chở lớn và cự ly dài như ô tô nhưng lại có chức năng lưu hành phục vụ dân sinh trên những cung đường cự ly ngắn, sức chở nhỏ. Hiện, số lượng xe 2 bánh gấp 15 lần so với ô tô, với trên 66 triệu xe máy, trên 30 triệu xe đạp thì lại không được nhắc đến và không được đưa vào quy hoạch mạng lưới đường dành riêng nào. Do sự thiếu quan tâm và thiếu quy hoạch mạng lưới đường dành riêng cho xe 2 bánh đã khiến phương tiện này trở thành nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Từ thực tế đó, cần bổ sung Quy hoạch tổng thể mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 2 nhánh là quy hoạch mạng lưới đường bộ cho xe ô tô và mạng lưới đường bộ cho xe 2 bánh là rất cần thiết, để góp phần hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực
Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện này thể hiện vai trò chủ lực của 2 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh cùng kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn điều lệ lên 10.919 tỷ đồng trong năm 2025
Doanh nghiệp

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn điều lệ lên 10.919 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 26.4.2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (“Đại hội”) bằng hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua Phương án tăng vốn điều lệ từ 7.139 tỷ đồng lên 10.919,7 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 55%.

AMH
Doanh nghiệp

VCCI tiên phong trong kỷ nguyên mới

Luôn tiên phong đại diện cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong kỷ nguyên mới, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng công tác hội viên, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả. 

Đại hội Cổ đông Petrolimex 2025: Nỗ lực vượt khó và chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh thách thức toàn cầu
Doanh nghiệp

Đại hội Cổ đông Petrolimex 2025: Nỗ lực vượt khó và chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh thách thức toàn cầu

Ngày 25.4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tổ chức Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) thường niên với các báo cáo quan trọng về kết quả hoạt động trong năm 2024 và những giải pháp chiến lược để phát triển trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường xăng dầu. Đây là dịp để các cổ đông và lãnh đạo Tập đoàn cùng nhìn nhận, đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra các phương án nhằm thích ứng với các yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành Xăng dầu.

Vietnam Airlines và Vietcombank) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa đội bay của Vietnam Airlines, đồng thời thể hiện vai trò chủ lực của hai doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp

Thủ tục hợp quy làm khó ngành phân bón

Việc buộc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bị đội chi phí lên hàng tỷ đồng, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, trong khi không quản lý được chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn sửa đổi quy định hiện hành theo hướng tăng hậu kiểm, bỏ thủ tục hợp quy.

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Doanh nghiệp

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25.4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng, mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Kinh tế

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa ban hành Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong NHCSXH. Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU đề ra những mục tiêu cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng để NHCSXH phát triển mạnh mẽ cùng đất nước trong kỷ nguyên mới.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Yêu nước là tiêu dùng hàng Việt

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện hết sức mạnh mẽ, sâu sắc. Vấn đề đặt ra là: liệu chúng ta có thể lan tỏa được sức mạnh ấy thành hành động cụ thể - bằng việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, ủng hộ doanh nghiệp Việt.