Hào khí Đức Lập trong ký ức người cựu binh Tây Nguyên

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến dịch Tây Nguyên mở màn bằng trận đánh lịch sử tại Đức Lập, nhưng với những người lính từng vào sinh ra tử nơi đây, ký ức hào hùng ấy vẫn vẹn nguyên như một phần máu thịt. Trong tâm khảm họ, Đức Lập không chỉ là một địa danh chiến lược, mà còn là biểu tượng của lòng quả cảm, của khát vọng độc lập, tự do hòa quyện cùng máu và hoa nơi chiến trường khốc liệt, như một khúc tráng ca bất diệt của dân tộc trong mùa Xuân đại thắng 1975.

Với cựu chiến binh Trần Hữu Thể (SN 1938, hiện trú tại thôn Xuân Lộc 1, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), ký ức về trận đánh năm ấy vẫn vẹn nguyên như mới hôm qua. Nơi ông cùng đồng đội từng đổ mồ hôi, máu xương cho nền độc lập hôm nay, đã trở thành mảnh đất ông gắn bó suốt nửa thế kỷ qua - Đức Lập.

Một thời tuổi trẻ gửi lại chiến trường

Hưởng ứng tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cuối năm 1961, người lính trẻ Trần Hữu Thể tình nguyện nhập ngũ. Tháng 2.1962, ông vào Nam chiến đấu, hành quân qua nhiều chiến trường khốc liệt từ miền Trung đến Tây Nguyên. Cuối năm 1974, đơn vị ông có mặt tại Đức Lập - mảnh đất chiến lược, hiểm yếu, nơi mở đầu cho trận đánh quyết định vận mệnh đất nước.

anh-2-min.jpg
Cựu binh Trần Hữu Thể ân cần kể lại về những kỷ vật còn sót lại trong trận đánh Đức Lập

Đức Lập khi ấy là vùng núi hoang sơ, hiểm trở, dân cư thưa thớt, phần lớn là các cứ điểm của địch. Để giữ bí mật, bộ đội phải đóng quân sâu trong rừng. Thiếu thốn, bệnh tật, đói khát là điều thường trực. Nhưng vượt lên tất cả, trong tâm trí người lính là lòng quyết tâm sục sôi: “Phải đánh giặc, phải giải phóng quê hương”, ông Thể xúc động nhớ lại.

Trên đường hành quân, những người lính không biết mình sẽ đánh ở đâu, đánh trận nào - chỉ có mệnh lệnh là tiến lên, gặp địch là đánh. Chỉ đến khi chiến thắng vang dội, họ mới biết nơi mình vừa góp phần giải phóng là Đức Lập - cứ điểm quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch ở Tây Nguyên.

Theo hồi ức của ông Thể, Đức Lập sở dĩ được lựa chọn làm điểm mở màn chiến dịch bởi nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị. Địch xây dựng ở đây căn cứ quân sự Đồi 722 (thuộc thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) kiên cố, được ví như “sào huyệt” giữa Tây Nguyên.

Từ năm 1968 đến đầu 1975, nhiều đợt tiến công vào cứ điểm này đã được tổ chức. Rạng sáng 9.3.1975, bộ đội chủ lực phối hợp quân dân địa phương đồng loạt tiến công. Chỉ sau hơn một ngày, đến trưa 10.3, Đức Lập và các vùng lân cận hoàn toàn được giải phóng, tạo tiền đề cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

“Ngày ấy, đánh ngày đánh đêm, đói khát cũng đánh, thương tích cũng đánh. Ai cũng mang trong lòng niềm tin mãnh liệt vào ngày toàn thắng”, ông Thể nhớ lại.

Hạnh phúc giản dị giữa khói lửa chiến tranh

Giữa chiến tranh ác liệt, người lính già vẫn lưu giữ một ký ức đặc biệt - câu chuyện tình yêu cảm động của vợ chồng ông. Nhiều năm bặt tin chồng, bà đã vượt hàng nghìn cây số từ Hà Tĩnh vào Nam tìm ông. Cuộc hội ngộ giữa chiến trường không chỉ đem lại niềm hạnh phúc vô bờ, mà còn gieo mầm cho một mầm sống - người con trai duy nhất mang tên Nam, như ước nguyện về một miền Nam hòa bình, thống nhất.

anh-5-min.jpg
Mỗi khi nhắc đến trận đánh Đức Lập, cựu binh Trần Hữu Thể luôn mang những kỷ vật này ra khoe với mọi người như một hồi ức đầy gian khổ, đầy khí phách của những người lính trong trận đánh này

Ngày ông Nam tiến, chiến tranh loạn lạc, vợ chồng xa cách, không tin tức. Sau nhiều năm, chỉ vì nhớ ông mà vợ ông “liều” vào Nam để tìm tin tức về chồng. “Chuyến đi tìm chồng của bà ấy còn có 5 người vợ khác của đồng đội. Việc vợ vượt hàng nghìn cây số đi tìm chồng, thăm chồng trong chiến tranh loạn lạc được xem là một điều lạ, chưa từng có. Sau này hòa bình lập lại, tôi hay đùa, may mà bà ấy liều nên may mắn có được đứa con, chứ chiến tranh ác liệt, bỏ mạng lúc nào cũng không biết. Tôi coi đây là duyên lớn, cái số”, ông Thể cười nói.

Rồi ông kể, khi bà ấy tìm được ông, vợ chồng gặp nhau giữa chiến trường mừng tủi không kể xiết. Sau một thời gian, vợ ông Thể mang thai và phải về quê nhà. Trước lúc về, vợ chồng ông Thể bàn bạc, dù con trai hay con gái cũng đều đặt tên con là Nam. Sau đó, ông Thể tiếp tục chinh chiến, bặt vô âm tín, vợ ông một mình tần tảo nuôi con khôn lớn, chờ chồng trở về. “Nam là đứa con duy nhất của vợ chồng tôi. Việc đặt con tên Nam cũng chính là ước mong của chúng tôi khi vào Nam chiến đấu giải phóng miền Nam đã thành”, ông Thể hạnh phúc nói.

“Việc bà ấy liều mình vào chiến trường là chuyện hiếm có. Tôi vẫn nói vui, nhờ cái ‘liều’ đó mà mới có được thằng Nam”, ông cười hiền từ.

Dù tuổi cao, mắt mờ, tóc bạc, mỗi năm đến ngày giải phóng Đức Lập, ông Thể vẫn tự mình leo lên đồi 722 - nơi từng là chiến địa, nay là đài tưởng niệm - để thắp nén nhang cho đồng đội. Với ông, mảnh đất này là nơi ông gửi trọn tuổi xuân và cả cuộc đời binh nghiệp.

Trong ngôi nhà nhỏ, ông giữ gìn cẩn thận những vật dụng cũ như chiếc thìa, bi đông, cà mèn - không chỉ là vật kỷ niệm, mà là ký ức sống động của một thời máu lửa. “Chúng tôi đã sống một thời đáng sống. Thanh xuân ấy không hoài phí, vì nó góp phần làm nên mùa xuân đất nước hôm nay”, ông Thể tự hào chia sẻ.

Cách đây 50 năm, trận đánh Đức Lập diễn ra từ rạng sáng 9.3.1975 đã chính thức mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, mở đường cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Chiến thắng Đức Lập cùng với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Quốc phòng - An ninh

Thiếu tướng Hoàng Kiền tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 60 năm thành lập Binh chủng Công binh
Quốc phòng - An ninh

Ký ức “xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước của nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh

Có mặt tại TP. Hồ Chí Minh trên hành trình thăm lại chiến trường xưa, gặp lại đồng đội cũ, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Thiếu tướng Hoàng Kiền vô cùng xúc động, tự hào khi nhớ lại ký ức hào hùng về những ngày “xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước.

Ngăn chặn kịp thời gần 20 tấn thực phẩm bẩn sắp đưa đến các quán ăn
Quốc phòng - An ninh

Ngăn chặn kịp thời gần 20 tấn thực phẩm bẩn sắp đưa đến các quán ăn

Ngày 21.4, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 17 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

“Ký ức để lại” – Bản hùng ca tri ân lực lượng Công an Nhân dân
Quốc phòng - An ninh

“Ký ức để lại” – Bản hùng ca tri ân lực lượng Công an Nhân dân

Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hướng tới 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân, chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” được tổ chức tại Tây Ninh nhằm tri ân những cống hiến to lớn của lực lượng Công an Nhân dân và lan tỏa khát vọng tiếp bước của thế hệ hôm nay.

Bộ Công an dâng hương tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại Tây Ninh
Quốc phòng - An ninh

Bộ Công an dâng hương tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại Tây Ninh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lương Tam Quang cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại các nghĩa trang và di tích lịch sử tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Tuyên dương 100 gương điển hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Quốc phòng - An ninh

Tuyên dương 100 gương điển hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Bộ Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp tuyên dương 100 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020 – 2025, ghi nhận những đóng góp nổi bật của tuổi trẻ cả nước trong giữ gìn an ninh trật tự từ cơ sở.

Thắp sáng ước mơ hoàn lương cho 300 phạm nhân tại Trại giam Cây Cầy
Quốc phòng - An ninh

Thắp sáng ước mơ hoàn lương cho 300 phạm nhân tại Trại giam Cây Cầy

300 phạm nhân trong độ tuổi thanh niên tại Trại giam Cây Cầy, tỉnh Tây Ninh vừa được tiếp thêm niềm tin, nghị lực thông qua chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị tổ chức, với nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Những bài học kinh nghiệm của lực lượng Công an nhân dân trong đổi mới tổ chức bộ máy
Quốc phòng - An ninh

Những bài học kinh nghiệm của lực lượng Công an nhân dân trong đổi mới tổ chức bộ máy

Ngày 18.4, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy của lực lượng Công an nhân dân – Những bài học kinh nghiệm và giá trị tham khảo trong đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”.