50 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC:

Ký ức “xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước của nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh

Có mặt tại TP. Hồ Chí Minh trên hành trình thăm lại chiến trường xưa, gặp lại đồng đội cũ, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Thiếu tướng Hoàng Kiền vô cùng xúc động, tự hào khi nhớ lại ký ức hào hùng về những ngày “xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước.

Thầy giáo trẻ thành lính công binh

30d18705-d073-411b-9ec2-e4afdee4bf03-1-201-a.jpg
Nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Thiếu tướng Hoàng Kiền

Nhắc lại về quyết định nhập ngũ, Thiếu tướng Hoàng Kiền chia sẻ: “Năm 1970, tôi 20 tuổi, đang là giáo viên cấp 2. Thời điểm này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn rất quyết liệt. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, địch phản công gây những khó khăn, tổn thất cho ta. Miền Bắc tiến hành động viên lớn để dốc sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, tôi xung phong lên đường nhập ngũ và trở thành người lính công binh.

Sau 3 tháng huấn luyện, người lính công binh Hoàng Kiền cùng đồng đội bắt đầu cuộc hành trình “xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước, rồi gắn bó với với con đường huyền thoại gần 6 năm liền.

trsa3.jpg
Thiếu tướng Hoàng Kiền tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 60 năm thành lập Binh chủng Công binh

Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Hành quân một tháng rưỡi, chúng tôi vào đến đường 9 Nam Lào, tôi được phân về đơn vị công binh ở Binh trạm 32 Đoàn 559 - Trường Sơn. Nhiệm vụ của chúng tôi là khảo sát, thi công, bảo vệ đường Trường Sơn. Khi ấy, Trường Sơn là tuyến đường chính để quân đội ta chi viện cho chiến trường miền Nam nên thường xuyên bị địch đánh phá. Nơi đây mức độ bom đạn đánh xuống ác liệt nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.

Chúng tôi đảm nhiệm 3 trọng điểm Văng Mu, Phu Kiều, Tha Mé. Trong đó, Văng Mu được gọi là “Cánh cửa thép Trường Sơn”, có những ngày, máy bay Mỹ thả bom không ngơi nghỉ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm “bám đường”, bảo đảm cho xe nhanh chóng vào tiền tuyến. Lính công binh chúng tôi có câu “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”.

Đối với Thiếu tướng Hoàng Kiền, ngày 30.4.1975 là khoảng khắc không bao giờ quên. Khi nghe tin quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông cùng đồng đội đã khóc trong niềm vui vì đã đóng góp một phần công sức để làm nên chiến thắng lịch sử ấy. Những người lính như ông vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, chỉ để mong một ngày đất nước được thống nhất, đồng bào hai miền Bắc – Nam được đoàn tụ.

Từ Trường Sơn đến Trường Sa

screen-shot-2025-04-22-at-014210.png
Thiếu tướng Hoàng Kiền (đứng giữa) khi đi tham quan giàn khoan để nghiên cứu thiết kế nhà giàn DK1 năm 2005

Hòa bình lập lại, người lính công binh Hoàng Kiền được cử đi học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và tốt nghiệp kỹ sư công trình loại giỏi. Sau đó, ông được điều động về công tác tại Quân chủng Hải Quân, được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, với nhiệm vụ chỉ đạo thiết kế, thi công các công trình trên quần đảo Trường Sa.

Trong 8 năm gắn bó với Trường Sa, ông đã tạo nên kỳ tích là đưa được hàng ngàn tấn đất từ đất liền ra xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa, tạo đất màu để trồng rau xanh; thực hiện thành công sáng kiến xây kè chắn sóng, chống xói lở và tích trữ nước ngọt trên đảo.

Sau đó, ông được điều động về Bộ tư lệnh Binh chủng Công binh. 10 năm công tác tại đây, ông đã trải qua những cương vị như: Phó tổng tham mưu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Tư lệnh Binh chủng Công binh. Năm 2006, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Đến năm 2015, Thiếu tướng Hoàng Kiền nghỉ hưu với 45 năm tuổi quân.

Với nhiều đóng góp cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước từ Trường Sơn đến Trường Sa, Thiếu tướng Hoàng Kiền được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý như: Huân chương Chiến công hạng Nhì, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh...

bao-tang.jpg
Gian trưng bày kỷ vật, hình ảnh về những ngày "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" tại Bảo tàng Đồng Quê của Thiếu tướng Hoàng Kiền

Khi về hưu, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã cùng với người vợ của mình dành nhiều tâm huyết xây dựng Bảo tàng Đồng quê, tại tỉnh Nam Định. Hiện Bảo tàng Đồng quê đang lưu giữ nhiều hiện vật quý, độc đáo tái hiện cuộc sống của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Tại đây, Thiếu tướng Hoàng Kiền dành vị trí trang trọng để trưng bày những kỷ vật về cuộc đời binh nghiệp của mình. Trong đó, có gian trưng bày những kỷ vật, hình ảnh về những ngày “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Đặc biệt, nhiều năm qua Thiếu tướng Hoàng Kiền được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam. Thiếu tướng Hoàng Kiền luôn tâm niệm “dòng họ mạnh thì đất nước mạnh”, “muốn đi xa thì phải đi cùng nhau, muốn bền vững thì phải nhớ về cội nguồn”, chính vì vậy dưới sự dẫn dắt của ông và các bậc trưởng lão, dòng họ Hoàng – Huỳnh đã tổ chức kết nối được đông đảo thành viên trên cả nước, tạo thành một cộng đồng đoàn kết, thực hiện được nhiều hoạt động an sinh ý nghĩa.

hoang-kien-4.jpg
Thiếu tướng Hoàng Kiền (thứ 2 từ trái qua) tại hội nghị đại biểu dòng họ Hoàng - Huỳnh

Trở lại TP. Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thiếu tướng Hoàng Kiền không khỏi xúc động và tự hào.

"Nhân dịp này tôi đi thăm lại chiến trường xưa, đồng đội cũ. Tại TP. Hồ Chí Minh tôi đã đi thăm Dinh Độc Lập, đã được xem diễn tập diễu binh, như được sống lại thời khắc lịch sử của 50 năm trước... Chúng ta có chiến thắng này là nhờ hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh; nhờ tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc; phát huy truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thiếu tướng Hoàng Kiền chia sẻ.

Quốc phòng - An ninh

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Quốc phòng - An ninh

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; lực lượng hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó, phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vận chuyển trái phép vàng, ma túy và hàng hóa cấm có tính chất phức tạp. 

Cựu binh Trần Hữu Thể ân cần kể lại về những kỷ vật còn sót lại trong trận đánh Đức Lập
Quốc phòng - An ninh

Hào khí Đức Lập trong ký ức người cựu binh Tây Nguyên

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến dịch Tây Nguyên mở màn bằng trận đánh lịch sử tại Đức Lập, nhưng với những người lính từng vào sinh ra tử nơi đây, ký ức hào hùng ấy vẫn vẹn nguyên như một phần máu thịt. Trong tâm khảm họ, Đức Lập không chỉ là một địa danh chiến lược, mà còn là biểu tượng của lòng quả cảm, của khát vọng độc lập, tự do hòa quyện cùng máu và hoa nơi chiến trường khốc liệt, như một khúc tráng ca bất diệt của dân tộc trong mùa Xuân đại thắng 1975.

Ngăn chặn kịp thời gần 20 tấn thực phẩm bẩn sắp đưa đến các quán ăn
Quốc phòng - An ninh

Ngăn chặn kịp thời gần 20 tấn thực phẩm bẩn sắp đưa đến các quán ăn

Ngày 21.4, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 17 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

“Ký ức để lại” – Bản hùng ca tri ân lực lượng Công an Nhân dân
Quốc phòng - An ninh

“Ký ức để lại” – Bản hùng ca tri ân lực lượng Công an Nhân dân

Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hướng tới 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân, chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” được tổ chức tại Tây Ninh nhằm tri ân những cống hiến to lớn của lực lượng Công an Nhân dân và lan tỏa khát vọng tiếp bước của thế hệ hôm nay.

Bộ Công an dâng hương tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại Tây Ninh
Quốc phòng - An ninh

Bộ Công an dâng hương tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại Tây Ninh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lương Tam Quang cùng đoàn công tác đã dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ tại các nghĩa trang và di tích lịch sử tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Tuyên dương 100 gương điển hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Quốc phòng - An ninh

Tuyên dương 100 gương điển hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Bộ Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp tuyên dương 100 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020 – 2025, ghi nhận những đóng góp nổi bật của tuổi trẻ cả nước trong giữ gìn an ninh trật tự từ cơ sở.