Hành lang pháp lý trong quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm chưa đồng bộ

Văn hóa phẩm là sản phẩm hàng hóa đặc thù, tác động đến đời sống văn hóa, tinh thần, góp phần hình thành ý thức, nhận thức nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Vì vậy, công tác quản lý văn hóa phẩm đòi hỏi những đặc thù riêng và đặc biệt cần có hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch.

Xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm luôn là hoạt động thường xuyên, liên tục, diễn ra tại khắp nơi, từ biên giới đất liền đến cảng biển, cảng hàng không, từ các dịch vụ chuyển phát bưu chính quốc tế truyền thống đến các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế theo xu hướng ngày càng phát triển nhanh về quy mô, số lượng và đa dạng do các ứng dụng hiệu quả của tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào việc ghi chép, lưu trữ thông tin, hình ảnh. Vì thế, văn hóa phẩm xuất hiện trên thị trường nước ta ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó có các sản phẩm chính như băng đĩa, sách báo, phim ảnh, hàng trang trí nghệ thuật… Thường những sản phẩm này chứa đựng giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất, bởi nó có tác động tức thời và hiệu quả về tư tưởng, tình cảm của những người tiếp cận, sử dụng chúng.

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhờ cải cách thủ tục cấp phép và quy định thông thoáng nên số lượng văn hóa phẩm nhập khẩu vào nước ta là rất lớn, chủng loại phong phú, đa dạng. Trung bình mỗi năm, ngành văn hóa cấp khoảng 5.000 giấy phép với khoảng hơn 6 triệu văn hóa phẩm các loại. Số lượng các văn hóa phẩm vi phạm cũng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2009 là 25.908 đơn vị, năm 2010 là 31.091 đơn vị văn hóa phẩm có nội dung vi phạm như đồi trụy, khiêu dâm, bạo lực, phản động… Phó chánh thanh tra Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Quốc Quỳ chỉ ra một trong những hạn chế của việc quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm là hệ thống văn bản về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm kinh doanh và không kinh doanh chưa được đồng bộ, gây khó khăn khi áp dụng giải quyết thủ tục xuất, nhập khẩu. Mặt khác, cách hiểu và cách áp dụng quy định tại mỗi địa phương, đơn vị có khi khác nhau làm phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phó cục trưởng Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Nghiệp đưa ra ví dụ cụ thể về sự không đồng nhất của các văn bản luật trong việc quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm. Đơn cử như việc xử phạt vi phạm hành chính đối với văn hóa phẩm hiện nay, ngoài quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hành vi vi phạm nhập khẩu văn hóa phẩm không được phép được quy định tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ- CP, còn có nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Theo quy định tại các nghị định trên thì cơ quan hải quan và cơ quan văn hóa đều có thẩm quyền xử phạt với văn hóa phẩm vi phạm, bên cạnh đó, mức xử phạt của các nghị định nêu trên cũng khác nhau, rất khó thống nhất cơ sở pháp lý và nghị định áp dụng khi xử phạt.

Kể từ ngày 1.10.2008, việc cấp phép văn hóa nhập khẩu bao gồm sản phẩm xuất bản do hai sở là Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông. Trên thực tế  một số lô hàng nhập khẩu của đơn vị, cá nhân bao gồm văn hóa phẩm và xuất bản phẩm nên phải xin giấy phép tại hai sở. Việc này khiến một số tổ chức, cá nhân phàn nàn. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tại Sở Thông tin và Truyền thông là 10 ngày làm việc áp dụng theo điều 18b (bổ sung), Nghị định 11/2009/NĐ- CP ngày 10.2.2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26.8.2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản; trong khi đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện giải quyết cấp phép văn hóa phẩm bao gồm xuất bản phẩm là 2 ngày làm việc theo Nghị định 88 kể từ ngày 7.11.2002. Sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trên đã gây rất nhiều phiền phức cho cả người dân, doanh nghiệp và chính cơ quan quản lý khi áp dụng luật.

Cách hiểu và vận dụng thực hiện Nghị định 88 của các cơ quan quản lý cũng khác nhau, cụ thể là giữa hải quan và cơ quan quản lý văn hóa. Theo cơ quan quản lý văn hóa phẩm xuất nhập khẩu thì để giảm bớt thủ tục hành chính chỉ nên thực hiện theo cơ chế trưng cầu, nghĩa là văn hóa phẩm hải quan xét thấy phải kiểm tra nội dung thì chuyển trưng cầu cơ quan giám định văn hóa phẩm. Theo hải quan, ngoài trưng cầu, trước đó, cơ quan quản lý văn hóa cũng phải cấp giấy phép chuyên ngành để phù hợp với quy định bên lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó, việc trưng cầu thường hải quan chuyển qua một đầu mối tập trung là cơ quan giám định văn hóa phẩm trong khi Nghị định 88 quy định là trưng cầu cơ quan quản lý chuyên ngành, khiến cơ quan văn hóa phải thêm một công đoạn nữa là phân loại và làm thủ tục chuyển cơ quan quản lý chuyên ngành khác thẩm định nội dung. Ví dụ, nội dung tôn giáo phải chuyển Ban Tôn giáo, y tế phải chuyển Sở Y tế, giáo trình dạy học phải chuyển Sở Giáo dục... Chính những sự không đồng nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn đã khiến cho công tác quản lý văn hóa phẩm xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Việc quản lý văn hóa phẩm - hàng hóa thuộc lĩnh vực nhạy cảm - nên hành lang pháp lý thống nhất là một trong những điều kiện để việc quản lý được thông suốt.

Có ý kiến cho rằng, quản lý văn hóa cũng như việc trị thủy một con sông, phải biết hãm con nước quá hung hãn đúng lúc nhưng cũng không được gây trở lực cho dòng chảy sáng tạo. Cùng với việc hội nhập, những thay đổi và phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm văn hoá xuất nhập khẩu và lưu hành trên thị trường nội địa. Vì thế, việc quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm ngoài việc cần cái tâm của nhà quản lý thì trên hết, nhà quản lý cũng cần kiến thức nhất định về văn hóa nghệ thuật để thẩm định chính xác giá trị các loại văn hóa phẩm trước khi cho phép phát hành rộng rãi đến công chúng. Công tác quản lý văn hóa phẩm, đặc biệt trong giai đoạn mới phải nhằm mục đích thúc đẩy tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phong phú, hấp dẫn công chúng, có chất lượng cao, có giá trị tư tưởng tốt và mang tính nhân văn sâu sắc.

Văn hóa

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.