Hài hòa hai mặt của giải pháp để tránh gây hệ lụy cho nền kinh tế

Ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong việc chèo lái nền kinh tế của đất nước, song ĐBQH NGUYỄN THỊ THANH (NINH BÌNH) cho rằng, Chính phủ cần phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong cách thức điều hành kinh tế - xã hội thờâi gian qua. Và trong công tác chỉ đạo, điều hành thời gian tới, cần chú ý hài hòa hai mặt của các giải pháp đưa ra để tránh gây hệ lụy cho nền kinh tế.

- Chị đánh giá như thế nào về sự chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm qua?

 

- Tôi cùng nhiều ĐBQH khác ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong việc chèo lái nền kinh tế của đất nước trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự cố gắng và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, kinh tế - xã hội đã đạt được một số kết quả, trong đó có 10/15 chỉ tiêu hoàn thành so với kế hoạch, từ đó làm cơ sở để hoàn thành các mục tiêu QH đề ra.

Tuy nhiên, tôi băn khoăn về 5 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt gồm tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, giảm nghèo và tỷ lệ che phủ rừng. 5 chỉ tiêu này đều là những chỉ tiêu rất quan trọng, thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, phản ánh đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Thế nhưng, báo cáo của Chính phủ chưa phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của 5 chỉ tiêu chưa đạt này. Tôi đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân chủ quan vào Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp tới.

Cần phải nhìn nhận rằng, các nhóm giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ thời gian qua chủ yếu mang tính ứng phó. Ai cũng biết những giải pháp tình thế bao giờ cũng có hai mặt, có thể gây ra hậu quả cho nền kinh tế. Khi Quốc hội và Chính phủ đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng mặt trái của mục tiêu này lại là các con số cho thấy đời sống nhân dân chưa được cải thiện, kinh tế bị trì trệ. Biết rằng, trong hoàn cảnh đặc biệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh những mục tiêu khác cho mục tiêu cao hơn, nhưng nếu phân tích căn cơ, tính toán cẩn trọng, chúng ta có thể biết nên giảm bao nhiêu, kiềm chế lạm phát ở mức bao nhiêu là vừa phải để đời sống người dân không quá khó khăn, kinh tế không quá trì trệ. Biết cách hài hòa hai mặt của giải pháp để tránh gây ra hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế trong những năm sau.

- Báo cáo Chính phủ cho biết, các mục tiêu an sinh xã hội cơ bản đã được bảo đảm thưa chị?

- Tôi đánh giá cao trách nhiệm của Chính phủ trong điều kiện kinh tế khó khăn nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các chính sách an sinh xã hội, chú trọng ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, triển khai các chế độ chính sách đối với người có công... Tuy nhiên, so với tình hình mặt bằng giá cả trên thị trường thì vẫn còn bộ phận người dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa đang còn rất khó khăn. Chính phủ cần có những giải pháp, chính sách an sinh xã hội có tác động mạnh mẽ hơn. Tôi kiến nghị QH cần xem xét yêu cầu Chính phủ điều chỉnh lại cách thức hỗ trợ như hiện nay, tránh tình trạng hỗ trợ cào bằng và bình quân đầu người để những chính sách này đến được với những người thực sự cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

- và Chính phủ đã đề nghị hoãn lộ trình tăng lương tối thiểu vào tháng 5.2013?

- Phản ứng chung từ phía các ĐBQH là không vui trước thông tin này. Tôi đặc biệt trăn trở về những người làm công ăn lương và đặc biệt là lực lượng đông đảo những người lao động hưởng lương thấp trong xã hội, nhất là những người hưu trí. Tuy rằng các ĐBQH cùng chia sẻ khó khăn với Chính phủ trong giai đoạn hiện nay, song đa số các ĐBQH có chung một câu hỏi: liệu Chính phủ đã cân nhắc, tính toán thật kỹ về đề xuất này hay chưa? Tôi mong muốn Chính phủ sẽ nghiên cứu một cách căn cơ hơn, bởi việc hoãn kế hoạch tăng lương theo lộ trình sẽ tác động không nhỏ tới đời sống của người dân. 

Chính phủ cần cân nhắc cắt giảm những chương trình đầu tư chưa thật cần thiết để dành kinh phí trên cũng như các nguồn kinh phí khác cho kế hoạch tăng lương tối thiểu cho người lao động theo lộ trình vào tháng 5.2013. Trong trường hợp nếu Chính phủ thực sự không thể cân đối được ngân sách, tôi kiến nghị nên xem xét ưu tiên tăng lương cho những đối tượng người có công và cán bộ hưu trí.

- Từ nay đến cuối năm 2012 và sang năm 2013, dự đoán nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Vậy, QH và các ĐBQH cần phải làm gì để cùng Chính phủ đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới?

- QH đã dành nhiều thời gian để thảo luận tại hội trường và tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội. Trong quá trình thảo luận, các ĐBQH đã tập trung thảo luận, bàn bạc thấu đáo những thách thức đang đặt ra với đất nước, những việc cần làm và đề ra phương hướng, giải pháp cho những thách thức. Chắc chắn, từng ĐBQH khi tham gia thảo luận đều mong muốn tìm những đề xuất giải pháp hay nhất, bàn những việc cần làm, chứ không tập trung quá nhiều vào những khuyết điểm, yếu kém của Chính phủ. Đây là cách làm việc tích cực, mang tính xây dựng và thể hiện trách nhiệm của QH trước tình hình đất nước. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiếp tục có những quyết đáp xác đáng, kịp thời và đưa ra nhiều đề xuất giải pháp hay, căn cơ cho những hạn chế, tồn tại của nền kinh tế để Chính phủ thực hiện trong năm 2013.

Tôi cho rằng, Chính phủ cần có báo cáo chuyên đề về đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, giải pháp chỉ đạo và điều hành kinh tế - xã hội mà QH đã thông qua như gói kích cầu kinh tế năm 2009, nhóm các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp năm 2012, Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế... Đây là những giải pháp chỉ đạo, điều hành có tác động rất lớn tới nền kinh tế. Chính phủ cần phân tích kỹ những gì đã làm được và những gì chưa làm được, để từ đó Quốc hội và Chính phủ rút kinh nghiệm trong cách thức chỉ đạo, điều hành và có biện pháp khắc phục, đưa ra giải pháp căn cơ hơn cho năm 2013.

- Thời gian qua, có thể thấy có những tồn tại, hạn chế trong cách điều hành của Chính phủ đã được các ĐBQH nhiều lần nêu ra và kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Nhưng dường như QH và cử tri chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc khắc phục, sửa sai những khuyết điểm, tồn tại ấy, có phải thế không thưa chị?

- Khi nêu lên khuyết điểm của Chính phủ trong việc thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước cũng như trong việc điều hành kinh tế - xã hội, các ĐBQH không quên trách nhiệm của mình, bởi chính những giải pháp điều hành là do QH đã phê chuẩn. Vì thế nên các ĐBQH luôn đề cao trách nhiệm trước tình hình đất nước và với cử tri cả nước. Song tôi cho rằng, QH cần khắt khe hơn trong việc yêu cầu và giám sát Chính phủ thực hiện các mục tiêu QH đã đề ra, các Nghị quyết mà QH đã ban hành. Bên cạnh đó, QH cần thể hiện chính kiến trong quá trình xem xét, phê chuẩn các đề xuất do Chính phủ đệ trình, cương quyết bác bỏ những đề xuất chưa thực sự cần thiết hoặc những đề xuất mà các ĐBQH còn băn khoăn.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay trong việc chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thì cần sự nỗ lực từ cả hai phía. Chính phủ cần thực sự thẳng thắn nhìn nhận các khuyết điểm của mình và QH cần mạnh mẽ, quyết đoán và đưa ra quyết đáp đứt khoát, đúng đắn. 

- Xin cám ơn chị!

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…