Hạ tầng giao thông - động lực phát triển

Tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua kế hoạch và phương án phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng. 82 dự án đầu tư công bao gồm nhiều dự án giao thông được nhận định sẽ tạo động lực đưa kinh tế - du lịch Gia Lai “cất cánh”.

Đô thị khang trang nhờ giao thông hoàn thiện
Đô thị khang trang nhờ giao thông hoàn thiện

Những tuyến đường “huyết mạch” đã lần lượt được hoàn thiện tại Gia Lai như: Quốc lộ 14 xuyên suốt tới TP. Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 cũng là 1 phần của tuyến đường xuyên Á AH17 từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); Quốc lộ 25 đi Phú Yên; Quốc lộ 19 nối Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh với cảng Quy Nhơn… Đường bộ hành lang phía đông tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng cũng đang hoàn thiện sẽ giúp kết nối các huyện Đăk Đoa, Chư Păh với TP. Pleiku, băng qua các điểm du lịch nổi tiếng của Gia Lai như: Biển Hồ nước, Biển Hồ chè, chùa Minh Thành, hàng thông trăm tuổi...

Đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai cho hay, Sở đã đề xuất cao tốc Pleiku - Quy Nhơn kế hoạch đầu tư trước năm 2025 và hoàn thành trước năm 2030. Tuyến đường cao tốc này sẽ đưa Gia Lai “tiến sát biển”, trở thành cửa ngõ ra biển Đông của Lào - Campuchia đồng thời vươn xa kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar. Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (cao tốc Bắc - Nam) góp phần hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc Việt Nam. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc tạo điều kiện để Gia Lai khai thác quỹ đất dọc đường, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị kết nối, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Đối với kết nối vùng, Gia Lai sẽ đầu tư tuyến Ayun Pa - Đắk Lắk để thúc đẩy phát triển khu vực này và tuyến Quốc lộ 19E kết nối An Khê với Phú Yên.

Nhiều dự án giao thông hoàn thiện sẽ tạo động lực đưa kinh tế Gia Lai “cất cánh”.
Nhiều dự án giao thông hoàn thiện tạo động lực đưa kinh tế Gia Lai “cất cánh”. Nguồn: ITN

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai cũng đang chờ tuyến đường sắt qua các tỉnh Tây Nguyên để kết nối nhanh, mạnh hơn với các tỉnh thành khác. Hệ thống đường sắt qua Gia Lai là nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng thu hút đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Việc này cũng phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến, giai đoạn 2030 - 2050, tuyến đường sắt kết nối các tỉnh với khu vực Tây Nguyên (bao gồm Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước) sẽ được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài khoảng 550km.

Nếu như dưới mặt đất, mạng lưới giao thông xương sống đã định hình khả năng kết nối của “thủ phủ hồ tiêu” với các trung tâm kinh tế lân cận thì bầu trời Gia Lai cũng không ngừng nhộn nhịp khi sân bay Pleiku luôn có sự xuất hiện của những hãng hàng không lớn. Theo lộ trình nâng công suất của sân bay Pleiku đến năm 2030 lên 4 triệu khách/năm. Có thể nói, tỉnh đã sẵn sàng đón đầu dòng khách du lịch đang dịch chuyển từ biển lên núi được dự báo sẽ trở thành xu hướng mới.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.