"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

Tối 21.9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc -0
Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Đây là sự kiện quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp, chủ thể quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trong cả nước và triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc -0
Các đại biểu dự buổi lễ

Đến nay, TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP cả nước (chiếm 22%), gồm 6 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Trong đó, ngành thực phẩm 1.372 sản phẩm, ngành đồ uống 47 sản phẩm, ngành thảo dược 39 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 660 sản phẩm, ngành vải và may mặc 47 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm và trở thành điểm sáng, đi đầu của cả nước trong phát triển chương trình OCOP. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc -0
Toàn cảnh khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đó là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; Nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung còn lệ thuộc nhiều vào liên kết vùng nguyên liệu đầu vào của các vùng miền trong cả nước. Vì vậy, sự kiện OCOP lần này là dịp để các doanh nghiệp, chủ thể, nhà sản xuất… kết nối, quảng bá đến người dân Thủ đô và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nhân dịp này, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cũng biểu dương các chủ thể OCOP và đặc sản các vùng miền trên cả nước trong thời gian qua đã tích cực tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại để kết nối sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, tạo điều kiện cho nhân dân, khách tham quan nhận diện và tiêu thụ sản phẩm. 

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc -0
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ

Giám đốc Công ty Toàn Tâm Hồ Hồng Hạnh chia sẻ: sự kiện OCOP lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp Công ty chúng tôi giới thiệu được sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng cao đến với người tiêu dùng và du khách các tỉnh, thành khi đến tham quan. Qua đó góp phần giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối được nhiều hơn với các đối tác.

Không chỉ riêng với Toàn Tâm, sự kiện cũng là dịp để các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP. 

“Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu; có quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bền vững. Đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa; phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế,...” - bà Hồ Hồng Hạnh nhấn mạnh.  

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc -0
Các đại biểu thăm gian hàng tại hội chợ

Tham gia sự kiện lần này có hơn 100 gian hàng và trên 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của thành phố Hà Nội và 15 tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ và Quảng Ninh. Ngoài ra, sự kiện còn thu hút hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước như Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Kiên Giang… Chương trình diễn ra trong 5 ngày từ ngày 21 đến 25.9.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.