Luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đến nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số chuyển hướng sang dân số và phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn thành phố có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.
Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019; chỉ tiêu năm 2020 là 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Theo số liệu 9 tháng năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố ở mức 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên, do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của thành phố. Cùng với đó, quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều, nhận thức và tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai cũng là nguyên nhân.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ, thừa nam trong độ tuổi kết hôn và phá vỡ cấu trúc gia đình, ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.
Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn cần tiếp tục tích cực triển khai Kế hoạch của thành phố thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, riêng vấn đề kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo và truyền thông; lồng ghép với nội dung chuyên đề tại cộng đồng về mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đây là mục tiêu được đặt ra trong dự thảo khung đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nhằm thảo luận về các nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, sáng ngày 24.12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã tổ chức hội thảo “Khung đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”, từ đó thống nhất xây dựng khung đề án chuyển đổi số.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 588/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó có nội dung khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận suốt tuần qua với nhiều ý kiến trái chiều. Bởi thực tế, thế hệ thanh niên hiện nay chỉ muốn kết hôn và sinh con khi có một nền tảng tương đối vững chắc về nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở và điều kiện sống. Để đạt được những mục đích ấy trước tuổi 30, không phải ai cũng thực hiện được. Vậy vì sao phải khuyến khích thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, phụ nữ sinh con thứ hai trước tuổi 35?
Trong khuôn khổ các sự kiện trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, ngày 18 - 19.11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "Tăng cường hợp tác giữa các bên, nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần trong khu vực ASEAN".
Hiện nay, nước ta có hơn 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2034, trung bình 3 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi và sẽ chỉ còn 2 người trong độ tuổi lao động hỗ trợ 1 người cao tuổi vào năm 2049. Đáng nói, khoảng 70% số người cao tuổi sống ở nông thôn, không có tích luỹ vật chất, đa số có bệnh cần được điều trị. Như vậy, số người cao tuổi cần chăm sóc sẽ tăng từ 2,5 triệu người vào năm 2019 lên hơn 10 triệu người vào năm 2049.
Là khu vực có địa hình hiểm trở và là mái nhà chung của nhiều dân tộc thiểu số, công tác dân số trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn gặp những thách thức nhất định. Hiện nay, ngành Dân số của tỉnh đang cùng lúc thực hiện song song hai nhiệm vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và dân số - phát triển. Dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, ngành Dân số vẫn đang từng bước đi lên, góp phần không nhỏ vào sự ổn định kinh tế xã - hội của tỉnh.
Theo Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế Nguyễn Xuân Trường, chăm sóc dài hạn là phương thức bảo đảm cho người cao tuổi bị suy giảm năng lực nội tại đáng kể có thể hưởng sự già hóa khỏe mạnh.
Tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam tổ chức sáng 11.11, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Nguyễn Doãn Tú cho biết, công tác DS-KHHGĐ của nước ta đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sáng 11.11, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Nghệ An phối hợp với Ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển huyện Diễn Châu tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên, thanh niên.
Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe; phòng, chống tội phạm vị thành niên, mới đây, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Hải An, Hải Phòng) đã phối hợp với Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Hải An tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề Truyền thông tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên 2020.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cải thiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)/sức khỏe sinh sản (SKSS) và tăng cường sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại; giúp gia tăng số người sử dụng các phương tiện tránh thai. Để việc xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường, các chuyên gia cho biết, sẽ chú trọng các phương tiện tránh thai hiện đại, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Theo các chuyên gia, mức sinh là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Những số liệu về mức sinh từ cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở, công bố cuối năm 2019 cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng mức sinh tại Việt Nam thời gian qua còn rất nhiều mảng màu khác biệt.
Là tỉnh có quy mô dân số lớn với cơ cấu dân số trẻ, tiềm năng sinh sản lớn, những năm gần đây, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn vẫn ở mức cao, đòi hỏi phải có những giải pháp can thiệp đồng bộ, kiên trì.
Trong những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách phù hợp, dân số tỉnh Hậu Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mọi chỉ số đều được duy trì ở mức ổn định, nhận thức của người dân về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đều được nâng cao. Cùng với đó, việc triển khai công tác dân số trong tình hình mới cũng đang được tỉnh đẩy mạnh, trong giai đoạn 2021-2030, ngành Dân số Hậu Giang đã đặt nhiều mục tiêu mang tính chiến lược.
Những năm qua, nhờ triển khai mô hình, chiến lược phát triển dân số một cách đồng bộ, khoa học và đúng thời điểm, bức tranh dân số tại tỉnh Lai Châu đã có nhiều triển biến tích cực; nhận thức và hành động về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) không ngừng tăng lên. Ngoài ra, công tác dân số tại cấp cơ sở cũng được tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm.
Là tỉnh có tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cao, Yên Bái đã xác định việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số nhằm đa dạng hóa các phương thức, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân.
Theo các chuyên gia về dân số và phát triển, cần thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của người cao tuổi. Nghĩa là người cao tuổi không phải là gánh nặng mà là một nguồn lực của gia đình, cộng đồng, nhằm hướng tới xây dựng môi trường thân thiện cho đối tượng này.
Nâng cao chất lượng dân số, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thay đổi nhận thức cũng như giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là mục tiêu quan trọng được tỉnh Yên Bái xác định rất rõ, nhằm cải thiện nguồn nhân lực. Với tinh thần quyết tâm, ngành Dân số đã thu được những thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu đã để ra cần nhiều hơn nữa những nỗ lực, giải pháp giúp người dân thay đổi tư duy, làm theo chính sách của nhà nước.
Đây là thông điệp được đưa ra tại buổi Tọa đàm cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức mới đây.
Để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh tới người dân dưới nhiều hình thức. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi với các cơ sở y tế trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Chương trình được triển khai trên toàn quốc, tập trung tại các tỉnh, thành phố và địa bàn có tỷ lệ người cao tuổi cao hơn bình quân chung của cả nước; vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo.