Hà Nội: Khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia quy mô top 10 thế giới

Sáng 30.8, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia tại địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang nhấn mạnh, Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ.

Hà Nội: Khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia quy mô top 10 thế giới -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Dự án được khởi công không chỉ thể hiện mong muốn của Tập đoàn đóng góp điểm đến quốc tế cho các sự kiện thương mại, triển lãm hàng đầu toàn cầu, tương tự mô hình Dubai Expo (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), Frankfurt (Đức), Fiera Milano (Italia)... mà còn tạo nền tảng quan trọng tạo môi trường quốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu, kết nối, xúc tiến thương mại, đồng thời là động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, Tổ hợp được dự báo sẽ là “kỳ quan mới” của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế “Expo” sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, tâm điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng đi các tỉnh gồm đường bộ, đường không và metro đã được quy hoạch. Từ “tọa độ kim cương” của dự án chỉ cần 15 phút di chuyển đến sân bay quốc tế Nội Bài, 5 phút sang các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ thông qua cầu Tứ Liên (sắp xây dựng), kế cận tuyến metro tương lai kết nối Đông Anh với các địa điểm khác trong thành phố Hà Nội. Hiện tại, dự án đang kết nối thuận tiện vào trung tâm Hà Nội thông qua quốc lộ 5 kéo dài, đường Trường Sa và cầu Đông Trù, Nhật Tân.

Công trình nhà triển lãm trong nhà là tâm điểm của tổ hợp, mang hình ảnh thần Kim Quy - một trong 4 vị tứ linh linh thiêng theo văn hóa phương Đông, gắn liền với truyền thuyết thần Kim Quy bảo hộ cho mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Cổ Loa, Đông Anh.

Không gian triển lãm được kiến tạo dưới khối mai thần Kim Quy vững chãi, chia thành 9 phân khu với diện tích hơn 10.000m2/phân khu và sảnh chính rộng lớn hơn 7.000m2.

Phụ trợ cho không gian triển lãm trong nhà là các công trình chức năng được trang bị hiện đại như các phòng khánh tiết, phòng hội thảo, nhà hàng..., đáp ứng nhu cầu tổ chức triển lãm trong mọi lĩnh vực ngành nghề.

Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, nhận thức vai trò, vị thế và tính chất quan trọng của công trình, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án. Thành phố đã kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai lập quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư… Đến nay, công trình đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, với mục tiêu đưa công trình vào khai thác, vận hành trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị và hệ thống các cầu bắc qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, đường Vành đai 3 phía Bắc thành phố, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, các tuyến đường sắt đô thị,… nhằm tạo kết nối đồng bộ giữa công trình Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia với các khu vực lân cận, khai thác hiệu quả giá trị của công trình và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Bộ cam kết sẽ phối hợp cùng thành phố Hà Nội, chủ đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án và vận hành khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của Trung tâm theo đúng quy định hiện hành.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.