Hà Nội: Hỗ trợ các gia đình có người tử vong trong vụ sập tường ở Ba Vì

Liên quan đến vụ sập tường nhà dân xảy ra ở xã Ba Trại, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội Trần Quang Khuyên cho biết trước mắt, UBND huyện trích từ các quỹ theo quy định hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 28 triệu đồng. Bên cạnh đó, UBND huyện yêu cầu chính quyền, đoàn thể xã, các ngành liên quan tiếp tục thăm hỏi động viên gia đình 3 nạn nhân.

Theo báo cáo chính thức của UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), đêm 12.5, trên địa bàn có mưa to. Do lượng mưa lớn, nước dồn về nhiều, dẫn đến khu vực taluy dương - nơi có tường nhà ông Trần Việt Anh (thôn 6, xã Ba Trại) bị đổ sập. Vụ việc khiến 3 cháu đang chơi gần đó tử vong.

Hà Nội: Hỗ trợ các gia đình có người tử vong trong vụ sập tường ở Ba Vì -0
Hiện trường ngôi nhà bị sập. Nguồn: ITN

Các nạn nhân được xác định là L.T.T và L.K.N (đều sinh năm 2021, xã Cẩm Lĩnh); T.A.D (sinh năm 2019, xã Thuần Mỹ).

Ghi nhận tại hiện trường sáng 13.5, ngôi nhà xảy ra vụ việc nằm cạnh Tỉnh lộ 414C, hướng từ xã Ba Trại đi xã Thuần Mỹ (Ba Vì), nhiều đồ vật vương vãi, tan hoang. Đây là ngôi nhà ở xây tường gạch, mái lợp tôn; kết hợp kinh doanh đồ chơi trẻ em. Bức tường đổ sập được xây bằng gạch, dày 22cm.

Theo thông tin từ người dân gần khu vực xảy ra tai nạn, các nạn nhân tử vong là người quen của gia đình chủ nhà, đến chơi nhưng do mưa lớn, không về được và gặp nạn.

Chủ tịch UBND xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) Hoàng Văn Chuyển cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc là khoảng 22h20 phút ngày 12.5. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Ba Trại đã triển khai lực lượng xuống hiện trường thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

Đến khoảng 22h45 cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa được 2 cháu là L.T.T và L.K.N. (cùng sinh năm 2021 cùng trú tại thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) ra khỏi hiện trường.

Khoảng 23h20, lực lượng chức năng tiếp tục đưa được cháu T.T.A.D. (sinh năm 2019, là con của ông Trần Văn Việt, thôn 5, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội) ra khỏi hiện trường. Tuy nhiên, các cháu đều đã tử vong.

Công an xã tiếp tục phối hợp với Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Vì thực hiện các biện pháp cứu nạn cứu hộ đối với tài sản và bảo vệ hiện trường, xác minh giải quyết theo quy định.

Hiện gia đình, người dân cùng chính quyền địa phương đã hỗ trợ di chuyển các nạn nhân tử vong về gia đình. Sáng nay (13.5), đoàn công tác xã Ba Trại đến viếng, thăm hỏi động viên.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.