Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội

Những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư và phát triển các dự án văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai các dự án.

Sáng 16.8, tại UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn.

Nhiều vấn đề, tồn tại cần tháo gỡ

Tham dự Hội nghị còn có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà; Lãnh đạo các sở ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội Quảng cáo Hà Nội; cùng hơn 120 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cho biết, với vai trò là Thủ đô của Việt Nam, Hà Nội đang định hướng và phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể thao.

Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội -0
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: A.V

Theo đó, nhằm nâng cao vị thế và tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn, Thành ủy Hà Nội đã có những định hướng thu hút đầu tư của Thành phố thông qua việc ban hành các chương trình, nghị quyết: Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22.2.2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động đầu tư và phát triển các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, và thể thao. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai các dự án của mình.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đã bày tỏ những khó khăn, vướng mắc, đề nghị tháo gỡ vấn đề liên quan thủ tục, giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài; cơ chế đầu tư, gỡ khó cho trường THPT tư thục, đặc biệt là trường ở ngoại thành được thuê đất thực hiện dự án trường học; chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế? việc hỗ trợ doanh nghiệp y tế, đặc biệt khối tư nhân trong tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài?

Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội -0
Đại diện doanh nghiệp nêu kiến nghị. Ảnh: T.N

Tham gia đối thoại, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương lưu ý, các trung tâm ngoại ngữ khi đăng ký cho người nước ngoài làm việc, cần đề rõ địa chỉ làm việc để tránh trường hợp, giáo viên đăng ký một nơi nhưng lại dạy một địa điểm khác.

Trả lời vấn đề thuộc phạm vi quản lý, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, thành phố luôn quan tâm, hỗ trợ thành lập cơ sở khám, chữa bệnh mới. Tuy nhiên, việc này cần phải thực hiện theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Để bảo đảm nhân sự cho các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh có thể điều chuyển bác sĩ, hoặc một bác sĩ có thể khám, chữa bệnh nhiều nơi nhưng không được trùng thời gian.

Ở lĩnh vực văn hóa, thể thao, các ý kiến của doanh nghiệp tập trung nội dung quảng cáo và cấp phép biểu diễn như: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng biển quảng cáo; việc gia hạn thời gian hoạt động quảng cáo điện tử; cho phép các doanh nghiệp quảng cáo được lắp đặt thêm những màn hình LED mới trên địa bàn...

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, thời gian qua, hoạt động quảng cáo qua màn hình LED góp phần kịp thời tuyên truyền chính trị, kinh tế, an sinh xã hội của thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động thí điểm, còn một số vướng mắc phát sinh: Lắp đặt màn hình LED chưa đúng hồ sơ thiết kế, chưa đảm bảo quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn… Vì thế, việc cấp phép, gia hạn thời gian hoạt động cần được đánh giá lại một cách cụ thể. Hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. Khi Luật sửa đổi được ban hành, sẽ có cơ sở để quản lý hoạt động quảng cáo hiệu quả, sát thực tế hơn.

Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội -0
Đại diện các Sở, ngành của thành phố Hà Nội trả lời những kiến nghị của doanh nghiệp. Ảnh: L.T

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP. Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, đối với giáo dục, đào tạo, đến nay các trường học công lập trên địa bàn thành phố còn thiếu (do chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt) hoặc thiếu đất để xây dựng trường (chủ yếu tập trung tại các quận nội thành); các quỹ đất mới, đất trống để bổ sung trên địa bàn không còn. Một số xã, phường nằm trong khu vực hành lang thoát lũ, việc xây mới, sửa chữa, cải tạo trường học gặp rất nhiều khó khăn do vướng Luật Đê điều.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, thực tế tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cấp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề. Trong khi đó, các trường đại học tại Thủ đô có chỉ tiêu tuyển sinh lớn, tiêu chí xét tuyển thấp. Do vậy, các trường trung cấp, cao đẳng rất khó để cạnh tranh tuyển sinh với các trường đại học.

Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội -0
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: V.A

Đối với lĩnh vực y tế, hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn về mua sắm, đấu thầu, xã hội hoá. Đôi khi doanh nghiệp còn hiểu chưa đầy đủ dẫn đến vô tình vi phạm. Thực tế các thủ tục hành chính nhằm triển khai dự án tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau (đầu tư, xây dựng, y tế, lao động, tài chính,...); việc giải quyết các thủ tục này đôi khi chưa rõ ràng để nhà đầu tư tuân thủ, thực hiện.

Đối với lĩnh vực văn hóa, những hạn chế trong các quy định của pháp luật còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, phải tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục điều kiện về phòng cháy, chữa cháy. Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14.12.2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc,…

Đưa các giải pháp công nghệ để doanh nghiệp thực hiện thủ tục dễ dàng, nhanh gọn

 Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết đây là hội nghị thứ 4 Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, những năm gần đây, kinh tế Hà Nội có bước phát triển vững vàng hơn các tỉnh khác trên nhiều mặt, văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc từ nghệ thuật biểu diễn, làng nghề, thể thao, du lịch, dịch vụ, y tế và kể cả giáo dục. Có kết quả đó là công sức của nhiều thành phần, trong đó có sự góp sức của doanh nghiệp ngoài Nhà nước, người lao động hoạt động trong lĩnh vực này.

Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực văn hóa - xã hội -0
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.T

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND luôn quan tâm đến các lĩnh vực này bằng các hành động, việc cụ thể như tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về Hà Nội. Mới đây, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua, trong đó có nhiều điều sẽ mở đường về quan điểm ở các lĩnh vực cụ thể, trong đó có lĩnh vực văn xã.

Thành phố đặt kỳ vọng lớn vào sự thay đổi căn bản hơn của lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thành phố cũng kiến nghị với Chính phủ những vấn đề cụ thể như có cơ chế PPP (hợp tác công tư) để giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, du lịch.

Với những vướng mắc về chính sách mà các doanh nghiệp nêu, thành phố sẽ cân nhắc, xem xét trong phạm vi quản lý, điểm nào không phù hợp sẽ nhanh chóng tháo gỡ. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các sở, ngành đổi mới việc giải quyết thủ tục hành chính, đưa các giải pháp công nghệ để doanh nghiệp thực hiện thủ tục dễ dàng, nhanh gọn. Với các doanh nghiệp, khi hoạt động, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).