Hà Nội: Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ngày càng chuyển biến mạnh mẽ

Ngày 17.12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì Hội nghị kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia

Báo cáo tổng kết Chương trình số 06-CTr/TU “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” giai đoạn 2021-2025 của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã cơ bản triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, đề án, kế hoạch của Chương trình.

Chất lượng giáo dục và đào tạo được duy trì, phát triển; mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư; công tác xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm.

tham-tt-dieu-hanh-thong-minh-17-12-2024-1734414253062-17344142538722054264866.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà thăm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội

Đáng chú ý, kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình số 06-CTr/TU bảo đảm tiến độ. Với chỉ tiêu đến năm 2025 có 80% đến 85% số trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia, tính đến ngày 29.7.2024, tỷ lệ này của toàn Thành phố đã đạt 79,6% (tương đương 1.792/2.251 trường).

Năm học 2023-2024, Hà Nội có 2.913 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 1 trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục với hơn 2,2 triệu học sinh, hơn 124.000 giáo viên, tăng gần 70.000 học sinh so với năm học 2022-2023.

Trong đó, cấp trung học cơ sở có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất: 87%. Kết quả này tăng cả về số lượng và tỷ lệ so với thời điểm trước khi triển khai Chương trình. Năm 2020, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn Thành phố đạt 76,9%.

anh-1712-9-17344150576501330363707.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Với chỉ tiêu đến năm 2025 có từ 3-5 trường phổ thông có nhiều cấp học tiên tiến, hiện đại với quy mô 5 hecta trở lên, đến thời điểm hiện tại, UBND Thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt tiêu chuẩn cơ sở vật chất bổ sung đầu tư xây dựng 7 trường làm căn cứ để đầu tư, xây dựng. HĐND Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án tại huyện Thạch Thất, Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì.

Tại Hội nghị, ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra đã trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng mạng lưới trường, lớp học; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; việc tuyển sinh các lớp đầu cấp; xây dựng trường học an toàn, thân thiện…

Ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra nhận định, thời gian qua, việc thiếu trường, lớp cục bộ trong nội thành dần được khắc phục; công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của Hà Nội ngày càng chuyển biến mạnh mẽ.

Trong 2 năm qua, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của Thành phố tăng 16 bậc, từ vị trí thứ 27 lên vị trí thứ 11 trong các địa phương. Học sinh Hà Nội luôn dẫn đầu tại các kỳ thi quốc gia, quốc tế.

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu

Để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch, theo đó trong giai đoạn 2022-2025, toàn Thành phố công nhận mới tăng thêm 552 trường đạt chuẩn quốc gia.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, khó khăn hiện nay của Hà Nội là tỷ lệ trường trung học phổ thông hiện nay còn thấp: 67,2% (tương ứng với 82/122 trường). Mặc dù công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đã được các ban, ngành, đoàn thể các cấp luôn quan tâm, toàn ngành Giáo dục dốc sức thực hiện, nhưng do đang ở giai đoạn giữa của kỳ kế hoạch, các dự án đầu tư công đầu tư cho các trường thuộc kế hoạch (cả công nhận mới và công nhận lại) đang thực hiện, chưa hoàn thành nên kết quả hiện tại tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với kỳ vọng.

anh-cuong-1734414254579-17344142547582107769227.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Sở GD-ĐT Hà Nội đang tiếp tục đôn đốc, rà soát thực hiện nội dung này đến tháng 6.2025; đồng thời báo cáo UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Sở cũng tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (cả công nhận mới và công nhận lại).

Về chỉ tiêu xây dựng trường chất lượng cao, chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao đến năm 2025 công nhận thêm 10 trường, đến nay toàn Thành phố đã công nhận được 23 trường, gồm 17 trường công lập và 6 trường ngoài công lập. Đây là vấn đề đang được Sở GD-ĐT Hà Nội đặc biệt quan tâm thực hiện.

Trao đổi, gợi mở các vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh: Tinh thần kiểm tra là để thực hiện hiệu quả nhất các chỉ tiêu của Chương trình.

Thành phố đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, làm cơ sở để đánh giá kết quả đạt được. Sau buổi làm việc, Sở cần hoàn thiện báo cáo, trong đó lưu ý đến những nội dung mới, khó như tham mưu UBND Thành phố ban hành tiêu chuẩn trường nhiều cấp học.

Ngành Giáo dục cũng là đơn vị tiên phong, triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số; thí điểm triển khai giá dịch vụ; thực hiện sáng tạo phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” và phong trào “Tiếng trống học bài”…

edit-anh-1712-10-173441499983929569026.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà phát biểu chỉ đạo

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà lưu ý, dù chỉ tiêu xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đã cơ bản hoàn thành, nhưng Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn cần tiếp tục rà soát, theo sát nội dung này và có giải pháp quyết liệt.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Hà Nội cần quan tâm thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng trường liên cấp hiện đại; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý; xây dựng trường học văn hóa...

Khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục cần triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh, chất lượng giáo dục của Hà Nội đã có bước tiến đáng ghi nhận, nhưng so với kỳ vọng và yêu cầu đặt ra, vẫn cần tiếp tục quan tâm, trong đó xác định rõ mục tiêu phấn đấu và sự khác biệt của giáo dục Thủ đô với các địa phương…

Giáo dục

Các trường đại học yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự
Giáo dục

Các trường đại học yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự

Môi trường đại học không bó buộc sinh viên trong các bộ đồng phục, mà được phép ăn mặc theo phong cách, sở thích cá nhân. Do quá thoải mái dẫn đến đến tình trạng nhiều sinh viên áp dụng cách ăn mặc không phù hợp với môi trường sư phạm, vô tình biến giảng đường thành... "sàn diễn thời trang".

Ủng hộ việc trường đại học vẫn triển khai xét tuyển sớm, nhưng chỉ tiêu có kiểm soát
Giáo dục

Ủng hộ việc trường đại học vẫn triển khai xét tuyển sớm, nhưng chỉ tiêu có kiểm soát

TS Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ ủng hộ, đồng tình với đề xuất các cơ sở giáo dục đại học triển khai xét tuyển sớm nhưng chỉ tiêu có kiểm soát, đảm bảo các phương thức xét tuyển sớm được thực hiện để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh

Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) yêu cầu các trường tiểu học (công lập và ngoài công lập) tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không đổi chéo giáo viên trong khối thực hiện công tác giám thị, không thực hiện chia phòng và đánh số báo danh để giảm áp lực thi cử cho học sinh, phụ huynh. 

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản
Giáo dục

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS. TS Bùi Anh Tuấn cho biết, chương trình đào tạo doanh nhân – Keieijuku (còn được gọi là Chương trình kinh doanh cao cấp) giúp gia tăng gắn kết giữa Trường Đại học Ngoại thương với doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức trong nước và Nhật Bản, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia, đưa chấp hành luật an toàn giao thông là một tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh, TP. Hồ Chí Minh chi 237 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ học phí cho học sinh THCS,... là những thông tin giáo dục nhận được quan tâm trong tuần vừa qua.