Hà Nội thưởng 300 triệu đồng cho học sinh đoạt Huy chương Vàng/giải Nhất quốc tế

Sáng 10.12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đối với các giáo viên, học sinh, học viên đạt thành tích cao tại kỳ thi trong nước và quốc tế. 

Theo Nghị quyết, quy định mức hỗ trợ đối với các giáo viên, học sinh, học viên của thành phố Hà Nội đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, quốc tế, học sinh đoạt Huy chương Vàng/giải Nhất trong các kỳ thi Olympic quốc tế môn văn hóa được thưởng 300 triệu đồng. Các giải Bạc, Đồng, Khuyến khích lần lượt nhận 200, 150 và 100 triệu.

416682252-7150868788284627-6111989175860497505-n.jpg
Đội tuyển học sinh giỏi của Hà Nội tham dự kỳ thi HSG quốc gia năm 2024

Mức thưởng dành cho học sinh đoạt giải cấp khu vực và khoa học kỹ thuật quốc tế bằng nhau, từ 50 đến 200 triệu đồng. Ở cấp quốc gia và thành phố, tiền thưởng từ 10 đến 50 triệu đồng, riêng cấp thành phố chỉ thưởng giải Nhất.

Trường hợp học sinh đoạt giải là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, mức thưởng tăng 1,5-2 lần. Giáo viên trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng được thưởng 70% mức của học sinh.

Mức thưởng này đã tăng 50 triệu so với đề xuất của UBND thành phố Hà Nội hồi tháng 7.

Mức thưởng thấp nhất dự kiến là 10 triệu đồng, áp dụng cho học sinh THCS giành giải nhất trong các cuộc thi cấp thành phố.

Các mức thưởng học sinh có thành tích xuất sắc được HĐND thành phố Hà Nội thông qua

Thành tích
Quốc tế - môn văn hoá
Quốc tế- KHKT
Khu vực
Quốc gia
Thành phố
HCV/Giải nhất
300 triệu đồng
200 triệu đồng
200 triệu đồng
50 triệu đồng
THPT:
15 triệu đồng
THCS:
10 triệu đồng
HCB/ Giải nhì
200 triệu đồng
150 triệu đồng
150 triệu đồng
40 triệu đồng
HCĐ/ Giải ba
150 triệu đồng
100 triệu đồng
100 triệu đồng
30 triệu đồng
Giải khuyến khích
100 triệu đồng
50 triệu đồng
50 triệu đồng
20 triệu đồng

Một điểm đáng chú ý trong Nghị quyết, HĐND đã bỏ dự kiến thưởng 20-50 triệu đồng cho học sinh góp mặt tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Lý do là Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND cho rằng đây là chương trình truyền hình, không nằm trong hệ thống thi học sinh giỏi các cấp. Ngoài ra, học sinh thi Olympia đã nhận thưởng và học bổng từ nhà tài trợ.

Căn cứ theo Nghị định số 110/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, học sinh giành huy chương vàng Olympic quốc tế được thưởng 55 triệu đồng, huy chương bạc là 35 triệu đồng, huy chương đồng là 25 triệu đồng, khuyến khích là 10 triệu đồng.

Học sinh giành giải nhất học sinh giỏi quốc gia được thưởng 4 triệu đồng, giải nhì 2 triệu đồng, giải ba 1 triệu đồng.

Ngoài ra, các địa phương có chính sách riêng để thưởng học sinh đạt thành tích cao cũng như ban giám hiệu, thầy cô bồi dưỡng đội tuyển.

Hiện Quảng Ninh có mức chi thưởng cao nhất cả nước, 700 triệu đồng cho học sinh giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế; tiếp đó là Hải Phòng, Bắc Ninh với mức thưởng 500 triệu đồng; Vĩnh Phúc thưởng 400 triệu đồng. Với việc tăng thưởng lên 300 triệu đồng, mức thưởng của Hà Nội bằng với Hải Dương và Thừa Thiên Huế, lọt vào top 5 cả nước về mức chi thưởng học sinh giỏi.

Hà Nội là địa phương có quy mô mạng lưới giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.900 trường học, 29 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên với gần 2,3 triệu học sinh; gần 130.000 giáo viên.

Trong nhiều năm qua, đội ngũ nhà giáo, học sinh, học viên Thủ đô đã nỗ lực hết mình, tận hiến tài năng và tâm sức cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, bảo vệ Tổ quốc và phát triển bền vững đất nước; phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Thành phố, mang về nhiều vinh quang.

Đề xuất tăng tiền thưởng cho học sinh, giáo viên có thành tích cao được Sở GD-ĐT đề cập nhiều lần. Đây cũng là mong mỏi, trăn trở của Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.