Hà Giang: Sẵn sàng, đón đầu cơ hội phục hồi ngành du lịch sau "dư chấn" Covid-19

Theo chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang Lại Quốc Tĩnh, với những kết quả từ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022 do Ủy ban Kinh tế phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 18.9 vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển nhanh và bền vững.

Sau diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch Hà Giang nói riêng kỳ vọng nền kinh tế sẽ nắm bắt cơ hội, gỡ những nút thắt, vượt qua thách thức để phát triển nhanh và bền vững…

- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022 diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa tạm qua thời gian căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có biến động tiêu cực. Vậy, Quốc hội tham gia tháo gỡ khó khăn mang ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Chúng ta có thể ví đại dịch Covid-19 như một cơn lốc càn quét cả thế giới trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Việc Quốc hội vào cuộc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và xã hội ở thời điểm này, theo tôi là thời điểm vàng, thời điểm tới hạn của cơ hội phục hồi kinh tế xã hội, vì trải qua 2 năm dịch bệnh các quốc gia đều khao khát phục hồi phát triển. Nếu không kịp thời đề ra các quốc sách, quyết sách khuyến khích, kích thích phát triển... thì chúng ta sẽ chậm chân so với một số quốc gia khác ở cùng điều kiện hoặc ở điều kiện thấp hơn. Như vậy, chúng ta sẽ đánh mất thời điểm vàng để thu hút đầu tư, khuyến khích, kích thích nền kinh tế xã hội phát triển sau đại dịch.

Quốc hội vào cuộc lúc kinh tế - xã hội đất nước cần nhất! -0
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Giang Lại Quốc Tĩnh trong một lần trao đổi
với PV Báo Đại biểu Nhân dân

Có thể nói, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022 ngày 18.9 vừa qua được ví như hội nghị Diên Hồng, hiệu triệu nhân tài, tìm kế sách để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau một thời gian dài "ngủ đông" vì đại dịch Covid-19. Sau Diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, nhiều quyết sách quan trọng sẽ được các cấp ban hành và hy vọng nền kinh tế xã hội của chúng ta nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển nhanh và bền vững.

- Tham luận của các diễn giả từ nước ngoài cho thấy, du lịch sau đại dịch Covid-19 rất khó khăn, khách du lịch chưa thật sự sẵn sàng di chuyển ra ngoài nước. Trong bối cảnh đó, du lịch Hà Giang làm gì để vượt qua khó khăn?

Ở thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 vẫn chưa được công bố đã kết thúc trên toàn cầu, một số quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn thực hiện chính sách phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ. Lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam chúng ta nói chung và Hà Giang nói riêng chưa nhiều. Chính vì thế du lịch Hà Giang đã xác định và có lộ trình cụ thể để duy trì hoạt động và chủ động đón khách trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tranh thủ thời gian ít khách cho nâng cấp các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, mở ra một số điểm, tour tuyến mới để thu hút khách du lịch nội địa, phát huy lợi thế du lịch khám phá trải nghiệm, du lịch văn hóa và du lịch lịch sử. Hàng loạt sản phẩm mới như "Biên cương xanh", đi bộ khám phá chinh phục vách đá trắng, sản phẩm du lịch "Đường hạnh phúc - Con đường Máu và hoa", sản phẩm du lịch lịch sử gắn với cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới từ 1979 đến 1989 như chương trình: Hành quân theo bước chân anh, linh thiêng Vị Xuyên....

Thứ hai, chúng tôi khuyến cáo các đơn vị nâng cao chất lượng cả về cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực là con người để chuẩn bị sẵn tâm thế đón một lượng khách quốc tế đông đảo sau khi các nước khống chế thành công dịch bệnh, các quy định về visa, thị thực... được cởi bỏ.

Thứ ba, chúng tôi khuyến khích yêu cầu các điểm đến, các đơn vị lưu trú tăng cường chuyển đổi số, tăng cường truyền thông quảng bá trên các nền tảng số, cập nhật thường xuyên để hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Giang đẹp và mến khách với đa sắc màu văn hóa, với phương châm "Tận tâm đón khách du lịch nội địa Việt Nam, Tận tình đón khách nội địa của nội địa Hà Giang".

Quốc hội vào cuộc lúc kinh tế - xã hội đất nước cần nhất! -0
Biểu diễn nghệ thuật tại Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village (Quản Bạ, Hà Giang)

- Ông suy nghĩ như thế nào về liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và liên kết vùng giữa các trung tâm du lịch của quốc gia?

Phải nói thế này: Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau và liên kết vùng giữa các trung tâm du lịch quốc gia là điều kiện tiên quyết đến thành công của ngành du lịch.

Lí do là vì liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, nếu chặt chẽ bền vững sẽ trở thành những đối tác chiến lược thì du khách là người sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ an tâm hơn, sẽ được phục vụ chu đáo hơn, được trải nghiệm những sản phẩm du lịch mới lạ hơn, độc đáo hơn, an toàn nhất nhưng giá cả lại thấp nhất có thể. Từ đó tạo ra tâm lý thoải mái hơn cho du khách từ đó tạo điều kiện để du lịch phát triển bền vững.

Thêm nữa, liên kết vùng giữa các trung tâm du lịch ở Việt Nam còn đầy tiềm năng, dư địa để phát triển. Mỗi địa phương, mỗi một vùng có những đặc thù lợi thế riêng biệt khác nhau nếu liên kết được với nhau để tạo điều kiện cho du khách đi lại thuận lợi giữa các trung tâm du lịch, các vùng du lịch sẽ cho du khách trong một chuyến đi được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc để kết thúc chuyến đi sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn vì được trải nghiệm nhiều hơn.

Như vậy, việc liên kết trong du lịch là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển và những người làm du lịch, các cơ quản quản lý về du lịch cần phải nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này để từ đó có nhiều những chính sách phù hợp để thúc đầy sự liên kết ngày một chặt chẽ hơn, góp phần cho ngành du lịch ngày một phát triển hơn.

Quốc hội vào cuộc lúc kinh tế - xã hội đất nước cần nhất! -0
Du khách tham dự Chương trình Hành quân theo bước chân anh năm 2022

- Theo ông, một doanh nghiệp du lịch hiện tại cần cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ gì nhất vào lúc này?

Là một doanh nghiệp về du lịch ở thời điểm hiện tại cần cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ hai việc quan trọng nhất. Một là: Hỗ trợ vốn bằng cơ chế chính sách để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách dễ dàng nhất, giảm tối đa lãi suất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Hai là: Hỗ trợ về mặt truyền thông để quảng bá liên tục đầy đủ, kịp thời trên các nền tảng số, trên các đầu báo, các kênh truyền hình chính thống có uy tín như vậy doanh nghiệp bớt đi một khoản chi phí cho truyền thông mà hình ảnh lại được phủ sóng rộng khắp.

Nếu được hỗ trợ kịp thời, đồng thời 2 vấn đề trên, tôi tin các doanh nghiệp du lịch Việt nam sẽ phát triển nhanh và bền vững, khai thác tối đa dư địa phát triển du lịch của Việt Nam, hình ảnh du lịch Việt Nam sẽ luôn ở TOP đầu của thế giới.

- Xin cảm ơn ông!

Hà Giang: Sẵn sàng, đón đầu cơ hội phục hồi ngành du lịch sau

Thị trường

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số.