Gộp thủ tục hành chính

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan về xây dựng Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước (Phương án). Trong đó, có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Những quy định không hợp lý chính là rào cản đối với hoạt động kinh doanh của trường nghề
Những quy định không hợp lý chính là rào cản đối với hoạt động kinh doanh của trường nghề

Những quy định không hợp lý chính là rào cản đối với hoạt động kinh doanh của trường nghề. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, trao quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" là yêu cầu thiết thực. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý, các đề xuất tại Dự thảo Phương án, về cơ bản sẽ góp phần cắt giảm chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp. Song, để bảo đảm tinh thần cải cách, cần phải xem xét thêm một số nội dung để đưa vào Phương án cải cách.

Đơn cử, về cơ chế thành lập và đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định thủ tục để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm thủ tục cho phép thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động sau khi đã được phép thành lập. Theo đó, tại thời điểm thực hiện thủ tục cho phép thành lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký hoạt động, trong Đề án phải nêu các dự kiến về việc đáp ứng các điều kiện này, đồng thời phải chứng minh điều kiện về vốn, địa điểm xây dựng trường.

Liên quan đến thẩm quyền, Điều 7, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập, tư thục trực thuộc tỉnh; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập trung tâm giáo dục dạy nghề trực thuộc cơ quan, tổ chức mình; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, tư thục.

Có thể thấy, Nhà nước quản lý lĩnh vực này theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và xác định các điều kiện để cơ sở giáo dục có thể vận hành bảo đảm chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế cơ chế quản lý hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hai thủ tục như trên đang tạo ra gánh nặng về thủ tục, chi phí tuân thủ cho các nhà đầu tư. Để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cần xem xét theo hướng gộp thủ tục cho phép thành lập và đăng ký hoạt động thành một thủ tục đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, liên quan đến Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Điều 15, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục. Song, giấy tờ chứng minh bao gồm những giấy tờ như thế nào thì hiện chưa có quy định cụ thể. Việc quy định chưa rõ ràng về tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép vô hình trung dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng sẽ có những cách hiểu và áp dụng khác nhau gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Chuyên đề Đẩy mạnh cải cách hành chính

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chuyên mục

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Kế hoạch 728/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc Thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, mục đích nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình, nhất là chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, truyền thông và giám sát, đánh giá Chương trình…

Tiến tới kho bạc số
Kinh tế

Tiến tới kho bạc số

Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang ngày càng tiến gần mục tiêu trở thành kho bạc số - ở đó mọi tác nhân đều tương tác trên nền tảng số, theo chính sách và quy trình nghiệp vụ được cải cách, lấy người dùng trong và ngoài ngành làm trung tâm phục vụ.

Hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
Thị trường

Hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Theo Quyết định số 2154/QĐ-BTC ngày 25.10.2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2021, Tổng cục Hải quan tiếp tục giữ vị trí “quán quân” về Chỉ số cải cách hành chính trong khối Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính. Đây là năm thứ 6 liên tiếp tính từ năm 2016, Tổng cục Hải quan giữ vững vị trí này. Để có được kết quả đó, trước hết là do sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, bên cạnh đó, còn có sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành hải quan, với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cắt giảm các chứng chỉ không phù hợp với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình
Tin tức pháp luật

Cắt giảm các chứng chỉ không phù hợp với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình

Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông sẽ có hiệu lực, thay thế cho Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 7.4.2016.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: Cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương
Thị trường

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: Cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương

Phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chuyên đề về đẩy mạnh cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng xác định cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng và là một trong 3 nhiệm vụ đột phá trọng tâm của ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2025.

Phấn đấu hơn 90% người dân hài lòng về thực hiện thủ tục hành chính vào năm 2025
Thị trường

Phấn đấu hơn 90% người dân hài lòng về thực hiện thủ tục hành chính vào năm 2025

Các bộ, ngành, địa phương phấn đấu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, năm 2025 đạt hơn 90% mức độ hài lòng; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay, 15.9.

Đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội làm việc tại Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội làm việc tại Đà Nẵng

Trong 2 ngày, 6 - 7.9, Đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đặng Thuần Phong làm Trưởng đoàn đã làm việc tại TP. Đà Nẵng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) giai đoạn 2016- 2021 và việc thực hiện các biện pháp cấp bách về y tế- xã hội trong phòng chống dịch Covid -19 theo tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số
Môi trường

Chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số

Với Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường; người dân, doanh nghiệp có thể xem dữ liệu phân khu, diện tích, quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất... toàn thành phố TP. Hồ Chí Minh trên nền tảng trực tuyến. Đây sẽ là một trong những nền tảng số đáp ứng chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và chuyển đổi số của TP. Hồ Chí Minh nói chung. 

Điểm sáng kinh tế số 6 tháng đầu năm 2022
Infographic

Điểm sáng kinh tế số 6 tháng đầu năm 2022

Theo Báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi số quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP ước tính là 10,41%; giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có mức độ tăng trưởng ấn tượng...