Hà Nội:

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử

Đoàn kiểm tra “Công tác triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng TP.Hà Nội năm 2023”, đã làm việc với nhiều Sở ngành, quận, huyện.

Tạo thêm các kênh tương tác giữa chính quyền và người dân

Tại huyện Phú Xuyên, công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng số được huyện quan tâm chỉ đạo, qua đó, giúp người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tiếp cận các nền tảng số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện cũng kiến nghị đến Đoàn kiểm tra báo cáo UBND thành phố đề nghị Văn phòng UBND TP, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với đơn vị triển khai tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các thiếu sót của các hệ thống phần mềm, như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành TP; hệ thống hòm thư công vụ; hệ thống thông tin giải quyết TTHC…

Hà Nội: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử -0
Đoàn kiểm tra khảo sát tại Bộ phận "một cửa" của UBND huyện Đan Phượng. Ảnh: ITN

Huyện Phú Xuyên cũng kiến nghị UBND thành phố quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho huyện để thực hiện đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cấp huyện và cấp xã đảm bảo đáp ứng đủ theo chuẩn hiện đại theo Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 10.11.2022 của UBND Thành phố và kinh phí để thực hiện việc chỉnh lý, số hóa tài liệu TTHC còn hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện.

Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản và nâng cao về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Tại huyện Đan Phượng, đến nay, hoạt động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần thay đổi phương thức, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước. Mô hình thôn thông minh đã góp phần tạo thêm các kênh tương tác giữa chính quyền địa phương và người dân, giữa người dân với dịch vụ xã hội, góp phần tích cực trong công tác chuyển đổi số…

Đẩy mạnh đăng ký chữ ký số chuyên dùng Chính phủ

Trước những đề xuất, kiến nghị của các địa phương về tình hình triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, đối với đề xuất thực hiện đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị CNTT tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cấp huyện và cấp xã đảm bảo đáp ứng đủ theo chuẩn hiện đại và kinh phí để thực hiện việc Chỉnh lý, số hóa tài liệu TTHC còn hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn các huyện.

Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các huyện tiếp tục rà soát hiện trạng ở thời điểm hiện tại, trên cơ sở đó có văn bản đề xuất Thành phố hỗ trợ phù hợp với hiện trạng và nhu cầu sử dụng tại đơn vị, gửi UBND TP, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Đối với các kiến nghị của UBND các huyện về Hệ thống quản lý văn bản và điều hành TP; Hệ thống hòm thư công vụ; Hệ thống theo dõi đôn đốc nhiệm vụ, Đoàn ghi nhận và chuyển Văn phòng UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền. Đối với kiến nghị về Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, Đoàn kiểm tra ghi nhận và giao đơn vị được giao chủ trì triển khai và đơn vị cung cấp sản phẩm khẩn trương khắc phục…

Ghi nhận nỗ lực của UBND các huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trong hoạt động cơ quan nhà nước, Trưởng đoàn kiểm tra Nguyễn Tiến Sỹ đề nghị các địa phương có văn bản đề nghị các đơn vị trong huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh đăng ký chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh thanh toán không sử dụng tiền mặt. Cùng với đó, khẩn trương triển khai phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ; triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp…

Dự kiến, trong tháng 10.2023, Đoàn kiểm tra sẽ tiếp tục làm việc với một số Sở, ngành, quận huyện của Thành phố như: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, quận Hoàng Mai, huyện Mê Linh… về công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Thông tin và Truyền thông trong triển khai thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND, ngày 1.3.2023, của UBND thành phố.

Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp
Khoa học - Công nghệ

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp

Sáng 26.2, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp (đợt 2) về sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID cho khoảng 200 đại biểu của 4 Đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương.

Ảnh
Công nghệ

Nắm bắt “thời cơ vàng” phát triển ngành bán dẫn và AI

Với hệ thống chính trị ổn định và quyết tâm cao trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo; quy mô dân số 100 triệu người và đang trong thời kỳ dân số vàng; đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đối tác hàng đầu thế giới, Việt Nam đang có “thời cơ vàng” để phát triển ngành công nghệ cao này.