Rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do.

Đây là nội dung tại Thông báo 312/TB-VPCP ngày 30.9.2022 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Phiên họp lần thứ tám của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).

Cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại 6 tháng cuối năm 2022, các Bộ, ngành tập trung triển khai các nội dung sau:

Bộ Tài chính chủ trì, quyết liệt đôn đốc các Bộ, ngành triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26.9.2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020 (Quyết định 1254) và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17.8.2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg TTg ngày 26.9.2018 (Quyết định 1258).

Kiểm Tra Chuyên Ngành Đối Với Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu
Cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ảnh minh họa

Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia và Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định, bảo đảm tạo thuận lợi thương mại và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Phối hợp với Bộ, ngành triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12.1.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, trong đó, rà soát các Luật quản lý chuyên ngành để đề xuất cấp thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất xử lý kiến nghị của Hiệp hội Logistics Việt Nam về việc các đơn vị phải bảo lãnh thông quan khi thực hiện hệ thống quá cảnh ASEAN (ACTS) theo đúng quy định pháp luật.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các Bộ, ngành, cơ quan tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg, trong đó:

Hoàn thành kế hoạch triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các Bộ: Công thương, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thành triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do và gửi về Cơ quan thường trực để tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Rà soát các thủ tục hành chính đã triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia nhưng phát sinh ít hồ sơ hoặc không phát sinh hồ sơ đăng ký qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, nghiên cứu, đề xuất cắt giảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành đồng thời đề xuất nội dung liên quan đến thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và gửi báo cáo về Cơ quan thường trực.

Tiếp tục hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc, bất cập về chính sách, chồng chéo trong công tác kiểm tra chuyên ngành theo rà soát của Cơ quan Thường trực để báo cáo kết quả thực hiện, gửi Cơ quan Thường trực trước ngày 31/12/2022.

Đo lường thời gian giải quyết TTHC và công khai kết quả giám sát, đo lường lên Cổng thông tin một cửa quốc gia

Các Bộ, ngành, cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 về việc phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, trong đó, rà soát các Luật quản lý chuyên ngành để đề xuất cấp thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Khẩn trương lập Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại gửi Cơ quan thường trực để tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2023-2026.

Phối hợp với Bộ Tài chính để chủ động xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt liên quan đến triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thương mại và phát triển dịch vụ logistic; đưa vào kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ, ngành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Tổ chức giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan thuộc và trực thuộc; đo lường thời gian giải quyết thủ tục hành chính và công khai kết quả giám sát, đo lường lên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Chủ động tổ chức các hoạt động đối thoại thường niên để lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho thương mại và vận chuyển xuyên biên giới.

Các Bộ, ngành, cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối trong việc thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc triển khai các cam kết về phối hợp quản lý biên giới, áp dụng quản lý rủi ro trong công tác nghiệp vụ có liên quan của các bộ, ngành, cũng như cung cấp thông tin kịp thời về các chế độ chính sách mới ban hành/sửa đổi liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng việc thực thi đầy đủ Điều 1.2 Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về công bố thông tin trên mạng Internet.

Thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn báo cáo phục vụ các Phiên họp của Ủy ban 1899 để Cơ quan thường trực kịp thời tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng tham gia ý kiến tại các Phiên họp của Ủy ban 1899. Bộ Công Thương chủ động chuẩn bị báo cáo về nhiệm vụ phát triển logistics, đồng thời chủ động gửi nội dung liên quan đến logistics về Cơ quan thường trực sau các phiên họp của Ủy ban 1899 để hoàn thiện dự thảo Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban 1899.

Cơ quan Thường trực của Ủy ban 1899 chủ động rà soát, thống kê các nhiệm vụ các Bộ, cơ quan chưa hoàn thành theo Quyết định 1254/QĐ-TTg và Quyết định 1258/QĐ-TTg, các vướng mắc, bất cập trong công tác kiểm tra chuyên ngành gửi các Bộ, ngành, cơ quan để khẩn trương xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất xử lý kiến nghị của Hiệp hội Logistics Việt Nam về việc đề nghị Lào gỡ bỏ hạn chế đối với xe của Việt Nam khi vận chuyển container rỗng sang Lào phải có bảo lãnh của một doanh nghiệp Lào thì mới được vào Lào theo đúng quy định pháp luật.

Tổng cục Hải quan phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng hệ thống đánh giá, đo lường chỉ số hoạt động của các thủ tục hành chính thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia phục vụ quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; xây dựng chương trình khảo sát ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp 2022 về thực trạng, hiệu quả và kiến nghị đối với hoạt động của Cơ chế một cửa quốc gia, logistics và tạo thuận lợi thương mại; nghiên cứu việc chấp nhận trao đổi dữ liệu điện tử đối với các C/O không ưu đãi thông qua Cơ chế một cửa ASEAN tương tự như các C/O mẫu D do Bộ Công thương cấp.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng cao

Về nhiệm vụ triển khai thúc đẩy logistics, các Bộ, ngành tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

Bộ Công thương chủ động nâng cao vai trò cơ quan đầu mối điều phối, phát triển logistics quốc gia, phối hợp với các Bộ, ngành và Hiệp hội Logistics Việt Nam đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển; chủ động kiện toàn nhân lực cho bộ phận đầu mối giúp việc thuộc Bộ Công thương để triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục bám sát tình hình giá cước vận tải biển, kiểm tra, rà soát đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về niêm yết, công khai giá; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí vận tải tăng cao.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thu thập, công bố dữ liệu thống kê về logistics đảm bảo chính xác, kịp thời.

Thị trường

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.