Hà Nội đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Văn bản số 3247/UBND-KSTTHC về việc triển khai ngay các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn thành phố từ nay đến hết năm 2022.

Hà Nội đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các thủ tục hành chính -0
Hà Nội đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các thủ tục hành chính

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Văn phòng UBND thành phố tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố tiến hành rà soát, tái cấu trúc các thủ tục hành chính, đặc biệt lưu ý việc bỏ thành phần hồ sơ là chứng minh nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu giấy/sổ tạm trú giấy trong các thủ tục hành chính.

Về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 từ nay đến hết năm 2022, thành phố đưa vào vận hành chính thức Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công thành phố và Hệ thống “một cửa” điện tử dùng chung ba cấp của thành phố.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an nghiên cứu giải pháp triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức xác thực mức 2 trong việc thu nhận hồ sơ định danh điện tử cho công dân trên địa bàn thành phố, báo cáo Ban Chỉ đạo 06 thành phố trong tháng 9.2022. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thu nhận hồ sơ định danh điện tử bảo đảm đến hết năm 2022, 100% công dân trên toàn thành phố được cấp định danh điện tử, phục vụ việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử.

Ngoài ra, Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố tham mưu Ban Chỉ đạo 06 thành phố giải pháp để công khai cho nhân dân trên địa bàn thành phố về các nội dung mục tiêu: 100% công dân được cấp định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VneID; 100% công dân được cấp chữ ký số.

Đối với việc thực hiện tái cấu trúc các thủ tục hành chính và tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, UBND thành phố giao Văn phòng UBND thành phố tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố tiến hành rà soát, tái cấu trúc các thủ tục hành chính, đặc biệt lưu ý việc bỏ thành phần hồ sơ là chứng minh nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu giấy/sổ tạm trú giấy trong các thủ tục hành chính.

UBND thành phố cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện việc thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách bằng hình thức điện tử 100% (qua tài khoản hoặc các dịch vụ trung gian); việc triển khai cấp chữ ký số miễn phí cho công dân; triển khai đồng loạt các điểm rút tiền bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ ATM; rà soát, đối chiếu, làm sạch dữ liệu hộ tịch với Cơ sở dữ liệu dân cư; công khai các dịch vụ công thực hiện tiếp nhận bằng hình thức trực tuyến (người dân không phải đến cơ quan hành chính nhà nước); đề xuất cơ chế ưu đãi về phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để khuyến khích, tăng cường hỗ trợ công dân.

Thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu y tế, triển khai Giấy chứng sinh điện tử, Giấy chứng từ điện tử và Giấy khám sức khỏe điện tử trên toàn thành phố; xây dựng Cơ sở dữ liệu về đất đai; xây dựng Cơ sở dữ liệu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu. 

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Thi công "ì ạch", Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt liên tiếp trúng thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”

Hai dự án sử dụng ngân sách tại huyện Cần Giờ, Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt thi công dang dở, có nhiều vi phạm nhưng tháng 10.2024, công ty này vẫn liên tiếp trúng 3 gói thầu tại TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”.

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà
Địa phương

Kiên Giang: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn PCCC tại cơ sở karaoke Kim Hà

Qua công tác kiểm tra lực lượng chức năng xác định, karaoke Kim Hà hoạt động đúng với nội dung giấy phép được cấp, bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn PCCC, có hợp đồng lao động với nhân viên, được cấp giấy phép xây dựng. Cơ sở này có 8 phòng hát, 2 phòng ở gia đình, tổng diện tích 450m2.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.

Người dân Cà Mau nhiệt tình tham gia thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ sinh kế cho người dân

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nguồn lợi thủy sản nên nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng...

“Triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”
Địa phương

“Triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”

Hưởng ứng phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, với thông điệp “triệu tấm lòng yêu thương - nghìn mái nhà hạnh phúc”, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo” cho 3.194 hộ đang có nhu cầu cấp bách về nhà ở. Đây là nhiệm vụ chính trị, việc làm có giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định tính ưu việt, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đến các hộ nghèo.