Gốm Chu Đậu

Năm 1983, một đoàn cán bộ nghiên cứu khoa học đã đến thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương để nghiên cứu về nghề dệt chiếu truyền thống, nơi hơn 200 năm qua đã sản xuất ra thứ chiếu đậu nổi tiếng. Bất ngờ, các nhà khoa học đã phát hiện nơi đây xa xưa là một làng nghề gốm sứ! Và năm 1986, người ta đã khai quật di tích gốm cổ ở đây và biết tới một trung tâm sản xuất gốm cổ quý...

04-Gom-20009-300A1.jpg

Trung tâm sản xuất gốm cổ quý

Trước khi chính thức phát hiện và nghiên cứu dòng gốm Chu Đậu, tại Bảo tàng Hải Dương, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và hơn 40 bảo tàng trên thế giới đã lưu trữ đồ gốm Chu Đậu, nhưng chỉ ghi chung là gốm cổ Việt Nam. Năm 1999, người ta đã khai quật một con tàu đắm tại Cù Lao Chàm, trục vớt được 20 tiêu bản gốm Chu Đậu và năm 2000 đem đấu giá tại Mỹ, khiến thế giới quan tâm sửng sốt.

Trên các thư tịch cổ, chính thức từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV - XVIII) có ghi thôn Chu Đậu, cũng là xã Chu Đậu, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, thừa tuyên Hải Dương. Từ xưa xa, dòng sông Kè Đá chảy ngang qua phía Bắc thôn Chu Đậu, nối ra sông Thái Bình, khiến làng quê này trù phú, trên bến dưới thuyền, sớm phát đạt về kinh tế, thương mại. Đầu thế kỷ XX, do biến động về địa lý, sông Kè Đá đã bị bồi lấp. Nhưng hồi thế kỷ XIII, bến sông ở làng Chu Đậu luôn có thuyền buôn đi, đến từ bao nơi, như Trúc Sơn, Chí Linh; Hố Lao, Đông Triều; phố Hiến, Kinh thành Thăng Long hoặc ra biển đi tới nhiều miền xa xôi khác rất dễ dàng, thuận lợi. Đầu thế kỷ XIV, từ trung tâm gốm tráng men Vạn Yên, những thợ gốm đã theo sông Thái Bình tới Chu Đậu và Đặng Xá, làng liền kề Chu Đậu để lập nghiệp, bởi ở vùng quê này có nguồn đất sét rất phong phú và có thị trường phát đạt.

Có thể những biến động xã hội ở Hải Dương, đặc biệt là ở Nam Sách cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII là tác nhân mạnh nhất khiến gốm sứ Chu Đậu đi vào suy tàn. Binh hỏa của cuộc nội chiến Lê – Mạc (thực chất là cuộc truy diệt nhà Mạc của chúa Trịnh) khiến việc làm ăn của dân chúng vô cùng khó khăn. Thêm một cú huých khiến việc sản xuất gốm sứ Chu Đậu nói riêng và gốm sứ nước ta suy giảm mạnh là nhà Minh bỏ lệnh cấm người Trung Quốc ra nước ngoài bằng đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Trung Quốc xuất cảng mạnh mẽ, đặc biệt là hàng gốm sứ. Sự tàn lụi của gốm sứ Chu Đậu thật nghiệt ngã, đến mức những năm tháng sau này không còn một lò gốm nào hoạt động, nghệ nhân bỏ nghề hoặc phải tới những trung tâm gốm sứ khác làm ăn…

04-Gom-20009-300A2.jpg

Những nghệ nhân tài danh

Trong số những thợ gốm các miền tụ hội về Chu Đậu, nổi lên một tài nữ của thế kỷ XV là Bùi Thị Hý. Trên vai chiếc bình gốm hoa lam quý giá tại Bảo tàng Tokapi Saray, Thổ Nhĩ Kỳ có ghi chữ Hán: “Năm Thái Hòa thứ tám (tức năm 1450) thợ gốm Bùi Thị Hý tạo tác”. Hơn 5 thế kỷ sau, ngày 10.6.1980, ông Makoto Anabuki, một nhà ngoại giao Nhật Bản đã viết thư gửi cho Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khi đó, Ngô Duy Đông xin cho biết về nghệ nhân Bùi Thị Hý và chiếc bình gốm hoa lam đó được tạo tác tại lò gốm nào, nay thuộc xã nào của huyện Nam Sách? Màn bí mật được vén lên, dẫu rất chậm chạp.

Tới năm 2006, các nhà lịch sử Hải Dương đã biết đến cuốn gia phả dòng họ Bùi ở Quang Ánh, trong đó có ghi về nhân vật lịch sử Bùi Thị Hý. Thân phụ của bà là Bùi Đình Nghĩa. Ông nội của bà là tướng quân Bùi Quốc Hưng, một trong 18 vị anh hùng tham gia Hội thề Lũng Nhai năm 1416, khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh. Nguyên quán làng Cống Khê, huyện Chương Đức, Hà Tây, nay là thôn Cống Thượng, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nhưng năm 1407, cụ Bùi Đình Nghĩa chuyển cư tới trang Quang Ánh, nay là thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương. Năm Canh Tý 1420, cụ Nghĩa sinh con gái đầu là Bùi Thị Hý, đến năm Quý Mão 1423 lại sinh con trai Bùi Đình Khởi. Bùi Thị Hý là một tài nữ văn hay, chữ tốt và có tài về hội họa. Bà lấy ông Đặng Sỹ, một đại gia về gốm sứ ở Chu Đậu. Bùi Thị Hý rất tài năng trong tạo tác đồ gốm. Chính bà là tác giả chiếc bình gốm hoa lam lưu giữ tại Bảo tàng Tokapi Saray (Thổ Nhĩ Kỳ). Vào năm Thái Hòa thứ 10 đời vua Lê Nhân Tông, 1452, bà cùng chồng về trang Quang Ánh, giúp em trai là Bùi Đình Khởi dựng lò gốm ở gần sông Định Đào, giao lưu với Chu Đậu, chế tác gốm sứ cống cho Hoàng triều và xuất bán cho các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây...

Tuy nhiên, những nghệ nhân tài danh của gốm Chu Đậu đâu chỉ có Bùi Thị Hý. Một tên tuổi lớn nữa là Đặng Huyền Thông. Ông tên thật là Đặng Mậu Nghiệp, tự Huyền Thông, quê ở Hùng Thắng, cách Chu Đậu 2km. Ông đã đỗ Sinh đồ (tú tài) rồi mới trở thành nghệ nhân gốm. Hùng Thăng xưa còn có tên là Cổ phường (phường của người làm gốm). Trong số 12 đồ gốm cổ lưu giữ tại Bảo tàng Hải Dương, tạo tác vào thời Mạc Mậu Hợp, chủ yếu vào các năm 1578-1590, thì có đến 10 tác phẩm của Đặng Huyền Thông. Nghệ nhân Nguyễn Xuân Vi cũng là một tác giả gốm thời Mạc danh tiếng, để lại tên trên những đồ gốm cổ quý giá…

Những thông tin trên cho thấy vào thế kỷ XVI, gốm mỹ nghệ Chu Đậu đã là hàng hóa phổ biến. Theo các nhà nghiên cứu, một tập đoàn các lò gốm ở tả ngạn sông Sặt phát triển thịnh vượng thời Hậu Lê, và những sản phẩm gốm của tập đoàn lò gốm này có nhiều ảnh hưởng từ gốm Chu Đậu. Ở Đặng Xá, một làng cùng thân với đất Chu Đậu, có họ Vương cũng nổi danh trong nghề gốm sứ thế kỷ XVI. Như vậy có thể hiểu, trung tâm gốm Chu Đậu không chỉ hạn hẹp trong thôn Chu Đậu mà còn mở rộng ảnh hưởng sang các làng, xã khác.

 Nay nhìn lại Chu Đậu xưa, từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII, ta vẫn thấy trung tâm gốm sứ này là một thành công huy hoàng trong lịch sử gốm sứ nước Việt. Con tàu chở đồ gốm Chu Đậu không may bị đắm ở Cù Lao Chàm thế kỷ XV, lại là cái may có được ở cuối thế kỷ XX. Biển sâu không có binh hỏa nên đã lưu giữ được những di vật huy hoàng của gốm sứ Chu Đậu, gốm sứ cổ của Việt Nam!

 Gốm Chu Đậu ngày nay kế thừa tinh hoa văn hóa cha ông để lại, với kỹ thuật phục nguyên nhiều màu sắc cổ kết hợp với những kiểu dáng men mới, hoa văn họa tiết phù hợp với thẩm mỹ đương đại. Sản phẩm gốm Chu Đậu đã đạt tiêu chí: “sáng như gương, mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”.

Văn hóa

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.