Bài 1: Giám sát: Lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là một trong những cuộc giám sát chuyên đề về giáo dục đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Quốc hội, của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội cho thấy một đường lối đúng đắn, một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước luôn coi “giáo dục là quốc sách”.

Đây có thể coi là một cuộc “cách mạng” trong giám sát giáo dục được thực hiện quy mô nhất, bài bản nhất, kỹ lưỡng nhất, đã đáp ứng kỳ vọng và sự mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước từ trước tới nay của Quốc hội.

Cuộc giám sát được nhân dân và cử tri đặc biệt quan tâm, theo dõi

Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong các đột phá chiến lược để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị Trung ương VIII khóa XI Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông để xem xét, đánh giá toàn diện kết quả tổ chức thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, kiến nghị để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả 2 nghị quyết nêu trên.

Ngày 4.8.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 23 về chương trình giám sát năm 2023 trong đó có giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã  ký Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 29.8.2022.

Theo đó, phạm vi giám sát là về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 trên phạm vi cả nước (từ thời điểm Nghị quyết số 88/2014/QH13 có hiệu lực thi hành).

Đối tượng giám sát bao gồm: Chính phủ và các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nội dung giám sát là Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội; kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Nghị quyết cũng nêu rõ, Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 27 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan; xây dựng kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành.

Kết quả giám sát sẽ được Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Chuyên đề giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” là nội dung hết sức quan trọng, được nhân dân và cử tri rất quan tâm, theo dõi. Chuyên đề này rất có ý nghĩa trong điều kiện chúng ta đang tổng kết Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh làm Phó Trưởng đoàn thường trực; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh làm Phó Trưởng đoàn.

Trước khi thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: "Các thành viên Đoàn giám sát nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn; thực hiện đúng các quy định của Luật Hoạt động giám sát và các quy chế, quy định pháp luật khác có liên quan. Các thành viên cần tập trung thực hiện nhiệm vụ, phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Luật cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát; lắng nghe ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến của nhân dân, phải nghe bằng nhiều kênh, trung thực, khách quan.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Đoàn giám sát trực tiếp giám sát tại 8 tỉnh, thành phố, làm việc với 6 Bộ và một số cơ quan, đơn vị và cơ sở giáo dục có liên quan; Tổ chức tọa đàm, hội nghị tham vấn chuyên gia về các nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát; Phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học và đánh giá dư luận xã hội, tổng hợp ý kiến của Nhân dân, cử tri, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phối hợp Viện Nghiên cứu lập pháp và các cơ quan nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế.

Đồng thời, đề nghị Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ báo cáo các kết quả kiểm toán, kết luận thanh tra liên quan đến nội dung chuyên đề giám sát; Tổ chức làm việc với Chính phủ để thống nhất các nội dung giám sát. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị đã nghiêm túc báo cáo theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

Theo kế hoạch của giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, thời gian triển khai bắt đầu từ ngày 9.3 ở một số đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội, sau đó sẽ chia thành các tổ làm việc với các cơ sở giáo dục, UBND quận, huyện, trước khi làm việc với UBND các tỉnh, thành phố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trực tiếp 8 tỉnh thành gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lai Châu, Đắk Nông, Bình Định, Bình Phước, Sóc Trăng.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Lắng nghe ý kiến trực tiếp từ cơ sở

Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là đơn vị mà Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì đã đến khảo sát.

Trong năm học 2021 - 2022 và học kỳ I năm học 2022 - 2023, nhà trường đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 6, 7, 10. Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý trong việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình và đọc, chọn, sử dụng sách giáo khoa mới. Chủ động tiếp cận chương trình, xây dựng kế hoạch từng năm học để tổ chức thực hiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên và học sinh...

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cho biết, thực tiễn từ cơ sở cho thấy việc tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần giảm sĩ số học sinh/lớp và tăng diện tích lớp học để dễ tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Tuy nhiên, không gian của nhà trường rất hạn hẹp, thiếu phòng học, phòng chức năng, sĩ số học sinh/lớp còn đông khi nhu cầu vào học tại trường ngày càng tăng.

Mặc dù có lợi thế về đội ngũ chất lượng cao, song thực tế giảng dạy chương trình mới tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành còn một số vấn đề. Nội dung giáo dục địa phương chưa có tài liệu cho khối lớp 7, 10 nên việc tự xây dựng và tổ chức triển khai còn hạn chế.

Một số môn học mới như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương, giáo viên hầu hết kiêm nhiệm. Hiện tại, nhà trường vẫn đang sử dụng giáo viên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học để dạy các chủ đề của môn khoa học tự nhiên, giáo viên chủ nhiệm đảm nhận chủ yếu hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, giáo viên các môn khác nhau đảm nhận các chủ đề của nội dung giáo dục địa phương.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, Đoàn giám sát đã nắm bắt rõ về đặc thù của trường Nguyễn Tất Thành - đây là trường phổ thông liên cấp THCS và THPT, có nghĩa năm học 2022-2023 nhà trường đồng thời triển khai chương trình GDPT 2018 ở các lớp 6, 7, 10.

Bên cạnh đó, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành cũng là trường có chất lượng học sinh tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều giảng viên thuộc các khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đang giảng dạy tại trường, nhiều giáo viên là tác giả của sách giáo khoa. Nắm rõ đặc thù của Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Đoàn giám sát đã đưa ra các vấn đề rất đúng và trúng với tình hình chung của xã hội và nhà trường.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Đoàn giám sát cũng đặt những câu hỏi rất cụ thể như: Triển khai tập huấn giáo viên, triển khai bộ sách giáo khoa mới có những khó khăn gì, có những gì cần thay đổi để giúp giáo viên thực hiện hiệu quả và nhẹ nhàng hơn? Chương trình Khối 6, 7, 10 đang triển khai đã hiệu quả chưa? Nhà trường có kiến nghị gì? Việc thiết kế chương trình môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử - Địa lí ở THCS đã phù hợp chưa? Ở trường bố trí giáo viên dạy đơn môn hay liên môn? Tính tích hợp được thực hiện như thế nào? Nếu chương trình môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS xây dựng theo hướng liên môn nhưng lên cấp THPT học sinh lại học tách thành các phân môn độc lập, như vậy có tính phù hợp không, có tính kế thừa không?...

“Với bất cứ hoạt động nào cũng cần có sự giám sát, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đối với đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông còn có sự ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội, đến nền giáo dục của quốc gia, đến ngân sách của Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai cần có lực lượng giám sát chuyên nghiệp để từ đó có thể tiếp thu các ý kiến trên diện rộng và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà”, Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường nhận định.

Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì đã tiếp tục làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Báo cáo với Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính, Vũ Tiến Tiệp cho biết, trường có 1.267 học sinh, trong đó 94,08% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc thù là trường vùng sâu vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục. Đa số học sinh khó khăn trong đọc, viết môn Tiếng Việt lớp 1 khiến nhà trường rất khó để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với đối tượng học sinh.

Tuy nhiên, nhờ sự linh hoạt, chủ động của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính đã có những biện pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ như chọn giáo viên nhiều kinh nghiệm; hoặc ở học kỳ I năm lớp 1 có thể chưa học các môn học khác để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, sau đó mới dạy các môn học khác khi trẻ đã đọc thông viết thạo.

Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính, Vũ Tiến Tiệp, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là khối lượng các bộ sách giáo khoa nhiều, cần nhiều thời gian đọc, nghiên cứu kỹ sách để không chọn cảm tính hay chịu tác động bởi các yếu tố khác. Đa số cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, khả năng sử dụng tiếng phổ thông chưa thành thạo nên chưa có sự hỗ trợ tích cực đối với nhà trường trong công tác lựa chọn sách giáo khoa.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, ông Vũ Tiến Tiệp chia sẻ, tại buổi làm việc, Đoàn giám sát cũng chỉ ra những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, giúp đội ngũ giáo viên nhà trường hoàn thiện hơn, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm.

Sau buổi làm việc với Đoàn giám sát, nhà trường đã có rất nhiều đổi mới, đặc biệt là trong công tác dạy học và công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về chương trình giáo dục phổ thông mới. Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính đã mở thêm nhiều câu lạc bộ để học sinh tăng cường tiếng Việt, khắc phục tình trạng học sinh học yếu; giúp các em làm quen với môi trường mới, từ đó tiếp cận được việc dạy học theo chương trình mới.

Nhà trường cũng đưa nhiều trò chơi dân gian vào quá trình giảng dạy để tác động trực tiếp lên học sinh, tăng sự hoà nhập cho các em; kết hợp giữa học và chơi, chơi và học, đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên cũng được yêu cầu phải chủ động tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để giúp các em hoà nhập tốt hơn.

Đặc biệt, Hội đồng Nhà trường, Ban giám hiệu đã tổ chức họp lại để ban hành những nghị quyết mới, quyết liệt hơn nhằm giải quyết những vấn đề được Đoàn giám sát chỉ ra. Đến thời điểm này, những vướng mắc tồn tại cơ bản được nhà trường khắc phục. Những chuyển biến của Trường Vừ A Dính từ sau buổi làm việc với Đoàn giám sát đã được Phòng GD-ĐT huyện Đắk Glong ghi nhận và đánh giá cao.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Trường THCS Trần Quang Khải là một trong những đơn vị của TP. Hồ Chí Minh được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn để giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải, TP. Hồ Chí Minh, Đinh Văn Trịnh cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là bước ngoặt quan trọng trong đổi mới giáo dục ở nước ta. Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đổi mới giáo dục.

Giám sát để kịp thời nhắc nhở, kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần bảo đảm đổi mới giáo dục đạt mục tiêu đề ra. Giám sát là cơ sở quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, giải pháp thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cho phù hợp với thực tế.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Ông Đinh Văn Trịnh cho hay, Đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đặc biệt, chú trọng đến việc lấy ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội để có được những thông tin khách quan, toàn diện về thực trạng thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại đơn vị được giám sát.

Học sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội là những người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc lấy ý kiến này sẽ giúp công tác giám sát được thực hiện hiệu quả hơn, giúp phát hiện những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Học sinh, giáo viên, phụ huynh và xã hội là những người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc lấy ý kiến này sẽ giúp công tác giám sát được thực hiện hiệu quả hơn, giúp phát hiện những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Phát hiện nhiều sáng kiến đổi mới giáo dục

Trong buổi làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn (xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ chủ trì đã đi thăm các lớp học, trò chuyện với thầy cô giáo và học sinh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng về những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện Chương trình; kiểm tra các phòng máy tính, phòng hóa sinh, thư viện, phòng ngủ, bếp ăn tập thể.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Đoàn giám sát do Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ chủ trì đã thăm, làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn (xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Một trong những khó khăn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn, theo lãnh đạo nhà trường đó là triển khai giảng dạy các môn như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, bước đầu giáo viên còn gặp một số lúng túng. Bên cạnh đó, đa số học sinh của nhà trường là người dân tộc thiểu số Ba Na nên việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn chậm.

Để khắc phục khó khăn trên, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn Nguyễn Văn Cường cho biết, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục với phương châm linh hoạt, tự chủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với loại hình trường chuyên biệt có học sinh người dân tộc thiểu số Ba Na đang theo học.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ thăm, làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn (xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)

Nhà trường đã thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá như thực hiện đánh giá thường xuyên, định kỳ; kết hợp cho điểm và nhận xét, kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh, khuyến khích học sinh tự đánh giá; đánh giá qua sản phẩm học tập của học sinh. Tuy nhiên, thực hiện đánh giá qua các sản phẩm học tập của học sinh còn ít; việc tham gia đánh giá học sinh của phụ huynh và xã hội còn hạn chế.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn Nguyễn Văn Cường: "Trường phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn đã khắc phục lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, tổ chức hoạt động học của học sinh lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh."

Hiệu trưởng Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh: Trường phổ thông dân tộc bán trú Tây Sơn đã khắc phục lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, tổ chức hoạt động học của học sinh lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Việc lựa chọn sách giáo khoa; việc tổ chức hội thảo giới thiệu các bộ sách giáo khoa được triển khai sớm, thuận lợi cho giáo viên có thời gian nghiên cứu, thảo luận, lựa chọn bộ sách phù hợp. Sau khi thống nhất chọn sách giáo khoa, nhà trường thông báo rộng rãi cho học sinh và cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh mua sách cho con em mình, đảm bảo 100% học sinh đều có đủ sách giáo khoa trước khi bước vào năm học mới.

UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cũng là một cơ sở Đoàn giám sát do Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ chủ trì tới khảo sát. Báo cáo với Đoàn giám sát, UBND huyện Ba Vì cho biết, các nhà trường trên địa bàn huyện đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo sự chỉ đạo của các cấp, do vậy việc triển khai chương trình mới bước đầu đã thu được kết quả tích cực.

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì vẫn còn khó khăn. Đội ngũ thừa, thiếu cục bộ ảnh hưởng đến việc dạy học. Nguồn kinh phí đầu tư còn ít nên chưa bảo đảm đầy đủ trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu của chương trình mới. Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu đòi hỏi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ của giáo viên cao hơn. Do đó, nâng cao hơn chất lượng đội ngũ là sức ép rất lớn.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì cho rằng, những nội dung Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Ba Vì, Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì rất đúng với mục tiêu giám sát do Quốc hội đề ra; đề cập những vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm; đánh giá ghi nhận những kết quả mà huyện Ba Vì đạt được đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế; kiến nghị các giải pháp giúp huyện Ba Vì thực hiện hiệu quả hơn Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/QH17/QH14. 

Các thành viên của Đoàn giám sát đã tìm hiểu đúng trọng tâm các nội dung cần giám sát thông qua báo cáo của UBND huyện, tìm hiểu thực tế của mỗi thành viên Đoàn tại địa phương và các câu hỏi phỏng vấn của thành viên Đoàn với các ban ngành, đoàn thể, cá nhân tại buổi làm việc. Chính vì vậy, các thành viên trong Đoàn có những đánh giá ghi nhận rất đúng về các nội dung giám sát tại huyện Ba Vì. Đặc biệt, có những kiến nghị giải pháp hữu hiệu giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì nhìn nhận: “Vai trò giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của Quốc hội có ý nghĩa định hướng, thúc đẩy sự phát triển, đổi mới giáo dục. Hiện nay, chúng ta đang trong lộ trình đổi mới Chương trình GDPT, đây là nội dung được các cấp, các ngành, cử tri quan tâm. Trong quá trình thực hiện mặc dù các cấp, các ngành rất nỗ lực, đặc biệt là ngành GD-ĐT nhưng không tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Chính vì vậy việc giám sát của Quốc hội là rất cần thiết, giúp các địa phương

Trực tiếp “hiến kế” giúp địa phương gỡ khó

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 3.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã nêu thực trạng hiện nay của giáo dục thành phố là trong 3 năm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo từ các cấp về việc thực hiện Chương trình theo Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội. Từ đó, xây dựng các kế hoạch, ban hành quyết định, hướng dẫn thực hiện Chương trình cụ thể, rõ ràng.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 ngay từ khi triển khai Chương trình đối với lớp 1, việc tập huấn sử dụng bộ sách giáo khoa và dạy học luôn phải thay đổi hình thức vừa trực tuyến, vừa trực tiếp đã gây trở ngại, khó khăn, lúng túng cho giáo viên. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh lo kinh tế gia đình nên chưa quan tâm sâu sát đến việc học của con, còn khoán trắng việc học của con em cho giáo viên và nhà trường.

Ngoài ra, do hạn chế về quỹ đất, tiến độ xây mới và mở rộng trường thực tế chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích sân chơi bãi tập; trường còn có điểm lẻ... nên gặp khó khăn trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên một số trường chưa đáp ứng về số lượng và cơ cấu; một số giáo viên còn lúng túng khi triển khai chương trình mới.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài
Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Quốc tế TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị với Đoàn Giám sát, cần sớm xây dựng cơ chế, chính sách cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày; cho phép nhà trường được hợp đồng với các vị trí việc làm không tuyển dụng được (còn trong chỉ tiêu định biên) và ngân sách cấp bù để chi trả lương cho đối tượng này khi thực hiện quy định không thu tiền học phí buổi thứ 2 đối với học sinh học Chương trình; quy định cho phép các địa phương linh hoạt trong việc mua sắm thiết bị dạy học trong Chương trình theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ghi nhận những khó khăn và kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị UBND TP.Hồ Chí Minh và Đoàn giám sát nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc.

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định, các ý kiến nêu hết sức thẳng thắn về thực trạng, yêu cầu cụ thể về giải pháp; có những vấn đề cấp bách cần mạnh dạn thực hiện ngay, có những vấn đề lâu dài cần có lộ trình, bước đi phù hợp; những vấn đề nào thuộc trách nhiệm của cơ quan Trung ương, của địa phương; những vấn đề về cơ chế, chính sách, đặc biệt là những thuận lợi, khó khăn có tính chất đặc thù của TP. Hồ Chí Minh và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị: "TP. Hồ Chí Minh rà soát, đánh giá quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn để xem xét, điều chỉnh đáp ứng nhu cầu người học theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI. Thành phố cần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60 ngày 21/6/2021 và Nghị định số 32 ngày 10/4/2019 của Chính phủ.

Cùng với đó, Thành phố cần tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế; tạo điều kiện cho các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường học trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ cho ngành Giáo dục đào tạo. Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay".

***

Với sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch Quốc hội, sự nỗ lực của các thành viên Đoàn giám sát, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội, giữa các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, Đoàn giám sát đã triển khai các nhiệm vụ được giao theo tiến độ, mục tiêu và kế hoạch đề ra trong giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Ngày 11.8.2023, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã có báo cáo kết quả của Đoàn gửi tới Uỷ ban thường trực của Quốc hội.

Bài 2: Giải “điểm nghẽn”, khơi thông dòng chảy giáo dục từ báo cáo gần 6.000 trang 

Bài 1: Giám sát: lấy “xây” là mục tiêu căn bản, lâu dài -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: “Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội. Do đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng thực hiện mục tiêu “Đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, ban hành các nghị quyết, đề án, kết luận, hướng dẫn về hoạt động giám sát, đổi mới, cải tiến cách thức tổ chức thực hiện trong một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở xem xét báo cáo của các cơ quan, Đoàn giám sát sẽ lựa chọn cơ quan, địa phương và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi tổ chức giám sát trực tiếp tại cơ quan, địa phương, cơ sở; đặc biệt là sử dụng tối đa, có hiệu quả các kết quả, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Điểm mới của công tác giám sát năm 2023 là các Đoàn giám sát đã huy động sự phối hợp tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm bước đầu về kết quả giám sát, tính xác thực của báo cáo tại địa phương”.

Thực hiện nội dung: Hồng Hạnh, Anh Thế, Lê Tú, Nguyễn Liên, Nhật Trường, Phi Long, Văn Thăng

Trình bày: Xuân Tùng