Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Đồng bộ chính sách cho giáo dục thường xuyên

Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là thiếu giáo viên cơ hữu và cơ sở vật chất chưa đáp ứng.

Sáng 9.3, Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã làm việc với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ba Vì, Hà Nội.

Thiếu giáo viên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng

Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì được thành lập 11.1993 đến ngày 28.9.2016 đổi tên thành Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì theo Quyết định số 5399/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Hiện nay Trung tâm đảm nhiệm 3 chức năng: thực hiện chương trình GDTX cấp lớp; tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 khối THCS và học sinh lớp 11 khối THPT trên địa bàn huyện Ba Vì; tổ chức bồi dưỡng và dạy nghề ngắn hạn.

Đồng bộ chính sách cho giáo dục thường xuyên -3
PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phát biểu tại cuộc làm việc

Báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì Hoàng Trọng Tài cho biết: Chương trình GDTX cấp THPT đã tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập. Trong quá trình thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT đối với lớp 10 trong học kỳ 1, Trung tâm đã chú trọng đổi mới quản trị theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chuyên môn, của giáo viên. Các thầy cô dạy khối 10 cơ bản đã biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học viên.

Đồng bộ chính sách cho giáo dục thường xuyên -4
Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì Hoàng Trọng Tài cho biết Trung tâm còn có nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới

Tuy nhiên khi triển khai thực hiện Trung tâm nhận thấy cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc. Về đội ngũ nhà giáo, Trung tâm hiện có 8 giáo viên biên chế (7 giáo viên văn hóa và 1 giáo viên nghề phổ thông), 6 giáo viên hợp đồng trường và 19 giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Theo Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26.7.2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông thì hiện tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì đang thiếu 3 giáo viên biên chế (2 giáo viên toán và 1 giáo viên Văn), do môn Toán chưa có giáo viên biên chế và môn Ngữ văn hiện có 1 giáo viên biên chế.

Về cơ sở vật chất, từ khi sáp nhập năm 2016 đến nay, Trung tâm chưa được đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học chưa được bổ sung nhiều, vì vậy cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ. Với cơ sở vật chất hiện tại Trung tâm chưa đáp ứng được đầu đủ yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đồng bộ chính sách để GDTX có vị trí xứng đáng

Tổ trưởng Tổ Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì Nguyễn Thị Lý cho biết đã gắn bó với Trung tâm từ 1996 đến nay, được thực hiện cả 3 chương trình Giáo dục phổ thông. Chuẩn bị thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên đã được tham dự các lớp tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Cụm GDTX (gồm 10 trường) và Trung tâm, có các chương trình sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm theo cụm và theo đơn vị. Trong việc lựa chọn sách giáo khoa, Ban giám đốc đã giao giáo viên nghiên cứu cả 3 bộ sách và cho ý kiến bộ nào hợp lý, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ học sinh của Trung tâm.

Đồng bộ chính sách cho giáo dục thường xuyên -1
Tổ trưởng Tổ Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì Nguyễn Thị Lý chia sẻ tại cuộc làm việc

Theo cô giáo Nguyễn Thị Lý, Trung tâm hiện nay có khó khăn là đội ngũ giáo viên hợp đồng nhiều, nên khó sắp xếp tiết dạy. Mặt khác, do khó khăn về tài chính nên một số giáo viên khó gắn bó, ảnh hưởng đến bố trí về chuyên môn. Trong thời gian tới, cần có chính sách lương hợp lý cho giáo viên.

Cô Lê Thị Huệ, giáo viên bộ môn Ngữ văn của Trung tâm cho biết: “Là giáo viên hợp đồng, may mắn được Ban giám đốc tạo điều kiện đóng bảo hiểm tại Trung tâm, chúng tôi muốn thể hiện bằng việc làm của mình, bằng tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao, nhiều học sinh thi học sinh giỏi đạt giải. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn được tăng lương, và để gắn bó lâu dài, mong muốn có cơ chế thi, xét tuyển viên chức tại Trung tâm…”

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Vũ Thị Tú Anh cho rằng:GDTX Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước có kinh phí cấp trên đầu học viên. Chúng tôi đánh giá cao, và mong muốn nhân rộng mô hình này trong cả nước. Tuy nhiên, GDTX Hà Nội cũng có cái khó so với các địa phương khác, bởi thành phố có nhiều trường dân lập, tư thục, đầu vào GDTX là đầu vào cuối cùng, và thường học sinh nghèo nhất, thiếu các điều kiện, để bảo đảm chất lượng là bài toán vô cùng nan giải…

Tại cuộc làm việc, Trung tâm GDNN-GDTX xuyên huyện Ba Vì kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành chính sách về chế độ đặc thù lương, phụ cấp đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạocó đề xuất với Bộ Nội vụ xem xét ban hành cơ cấu định mức giáo viên theo bộ môn của GDTX để các Trung tâm ổn định về đội ngũ cho việc tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Đồng bộ chính sách cho giáo dục thường xuyên -1
Đoàn giám sát thăm cơ sở vật chất của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì

Trung tâm cũng đề xuất Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp đủ trang thiết bị cho các Trung tâm GDNN-GDTX bảo đảm để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi hoặc xét thăng hạng đối với đội ngũ nhà giáo dạy ở các Trung tâm GDNN-GDTX của thành phố Hà Nội. Xem xét việc tăng kinh phí cấp trên đầu học viên của GDTX trên năm học. Vì thực tế số tiền được cấp hiện nay trên đầu học viên của GDTX bằng 50% số tiền được cấp trên đầu học sinh của THPT (4,5 triệu đồng/ 9 triệu đồng), trong khi đó số tiết giảng dạy của chương trình GDTX lớp 10 hiện nay bằng trên 75% số tiết giảng dạy của chương trình lớp 10 THPT (752 tiết/1015 tiết)…

Thay mặt Đoàn giám sát, PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ghi nhận nỗ lực và chia sẻ áp lực, khó khăn về cơ sở vật chất, giáo viên, kinh phí, nhưng Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì đã bảo đảm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới; tin tưởng Trung tâm sẽ nỗ lực hơn để khắc phục những khó khăn trước mắt. PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa cho rằng, cần đồng bộ chính sách để thực hiện tốt Chương trình, sách giáo khoa trong những năm tới, để GDTX có vị trí xứng đáng, đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập, học tập suốt đời.

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.