Giải quyết hiệu quả phản ánh, kiến nghị của cử tri

Đó là đề nghị của Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung tại buổi làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh với UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Phân cấp cho tỉnh một số nội dung 

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hồ Viết Dũng cho biết: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh quý I.2024 ước đạt 6,38% (xếp thứ 21 cả nước, thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ). Trong 4 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp mới 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 13.000 tỷ đồng; điều chỉnh tổng vốn đầu tư 16 lượt dự án/tăng 2.478,4 tỷ đồng; có 719 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký thành lập hơn 13 nghìn tỷ đồng… Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số được tập trung chỉ đạo, tạo một số chuyển biến thông qua cải thiện một số chỉ số xếp hạng, như: Chỉ số PAR INDEX xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; chỉ số SIPAS xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: H. Phong
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: H. Phon

Về tiến độ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng các dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 110 ngày 29.11.2023 của Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Đức An cho biết:UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo đôn đốc phê duyệt, chi trả, giải ngân nguồn vốn tại Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 15.3.2024… Đến nay, tỉnh đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ được 34,69 tỷ đồng; đã lập và đang công khai phương án bồi thường 197,253 tỷ đồng… Tuy nhiên, do hồ sơ lưu trữ của một số trường hợp khác với hiện trạng và người dân có sự chuyển nhượng đất, nên việc xác định nguồn gốc, diện tích đất, chủ sử dụng đất có những khó khăn, vướng mắc…

Về các nội dung cần lưu ý trong dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã kiến nghị Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị cho phép tỉnh Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương không tính đối với nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện; nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa bàn miền Tây Nghệ An. Mặt khác, phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương một số nội dung tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Nghệ An, như: cho phép tỉnh thành lập Ban quản lý khu công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, nạo vét luồng lạch bảo đảm tàu cá hoạt động hiệu quả và an toàn…

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đã tiếp thu, trực tiếp giải trình, đồng thời giao trách nhiệm cho sở, ngành, địa phương giải quyết 25 vấn đề cử tri kiến nghị thông qua TXCT của các ĐBQH trước Kỳ họp thứ Bảy thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh… Đồng thời, giải trình và có chỉ đạo cụ thể các sở, ngành, địa phương trong giải quyết 9 vấn đề cử tri phản ánh, đề xuất ở các kỳ TXCT trước nhưng chưa được giải quyết.

Dự thảo nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội thông qua Kỳ họp thứ Bảy, gồm 16 chính sách, thuộc 4 nhóm lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách nhà nước có 5 chính sách; quản lý đầu tư có 7 chính sách; quản lý đô thị, tài nguyên rừng có 2 chính sách; tổ chức bộ máy và biên chế có 2 chính sách.

Cụ thể, liên quan đến kiến nghị di dời, tái định cư đối với các hộ dân xóm Hòa Lam (xã Hưng Hòa, thành phố Vinh), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh giao trách nhiệm cho Sở NN - PTNT tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và thành phố Vinh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện dứt điểm kiến nghị cử tri. Liên quan kiến nghị cử tri về một số công trình, dự án kéo dài dang dở nhiều năm do chưa phân bổ được nguồn vốn, đề nghị các sở, ngành hướng dẫn các địa phương chấm dứt dự án để lập dự án mới triển khai nếu bố trí được nguồn vốn. Đối với kiến nghị đầu tư các dự án, công trình phòng tránh sạt lở, ngăn lũ… giao Sở NN - PTNT rà soát, xác định các công trình cấp bách để đưa vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn mới; đồng thời, kiến nghị Trung ương phân bổ nguồn vốn để thực hiện.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Thái Thị An Chung cũng đã tiếp thu, ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của tỉnh để nghiên cứu, đưa vào chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; đồng thời có văn bản kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương giải quyết… “UBND tỉnh và các sở, ngành cần rà soát, vào cuộc giải quyết hiệu quả các kiến nghị phản ánh của cử tri và đề xuất của Đoàn ĐBQH tỉnh”, bà Thái Thị An Chung nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ

Chiều 1.11, tại Kỳ họp 18, HĐND tỉnh Trà Vinh đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA hơn 6.700 tỷ, vốn đối ứng hơn 2.400 tỷ đồng.

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố
Chuyển động

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố

Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về việc kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của HĐND thành phố.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách
Hội đồng nhân dân

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách

Chiều nay, 30.10, HĐND tỉnh Lạng Sơn Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Thị Hậu; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đinh Hữu Học chủ toạ kỳ họp.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư

Ngày 29.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Cục Thống kê thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình
Chuyển động

Không để phát sinh vi phạm mới về trật tự xây dựng khu vực bãi sông

Giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, UBND quận tập trung phân loại, xác định rõ thời điểm vi phạm để phối hợp với các đơn vị để xử lý, kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới.

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều
Diễn đàn

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk, quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Bên cạnh tổ chức các cuộc làm việc chính thức, cần tăng cường sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: thảo luận nhóm, phỏng vấn, phát phiếu bảng hỏi, khảo sát thực tế … để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.