Giải pháp khôi phục niềm tin thị trường bảo hiểm nhân thọ

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp”. 

Đây là nỗ lực của ngành bảo hiểm nhân thọ để củng cố niềm tin về một thị trường bảo hiểm nhân thọ lành mạnh, an toàn và minh bạch, tiếp tục chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân thọ đối với sự phát triển kinh tế và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội của Quốc gia.

Giải pháp khôi phục niềm tin thị trường bảo hiểm nhân thọ -0
Các đại biểu tham luận tại hội thảo

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3.2024, tổng tài sản toàn ngành bảo hiểm nhân thọ ước đạt 801.307 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số tiền đầu tư ước đạt 703.031 tỷ đồng, tăng 8,7%; tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 581.857 tỷ đồng, tăng 6,5%; vốn chủ sở hữu đạt 159.409 tỷ đồng, tăng 10,8%. Đáng chú ý, tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm trong quý I.2024 đạt 15.483 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2023.

Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm được hình thành đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý công khai, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 16.6.2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2023 cùng các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng đã được hoàn thiện đồng bộ để tạo cơ sở cho thị trường bảo hiểm Việt Nam minh bạch, chuyên nghiệp.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Nguyễn Xuân Việt khẳng định, hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội cùng đánh giá những giải pháp từ phía cơ quan quản lý, các doanh nghiệp bảo hiểm để khắc phục được những tồn tại, hạn chế của thị trường, giúp cho thị trường phát triển ngày càng lành mạnh, bền vững”.

Tại hội thảo, các chuyên gia độc lập và đại diện doanh nghiệp đã tập trung thảo luận các vấn đề tổng quan về tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay và những giải pháp cho việc khôi phục niềm tin trong ngành bảo hiểm.

Trình bày về các giải pháp của ngành bảo hiểm, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng đã đề cập đến các giải pháp mà các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Các giải pháp bao gồm cải tiến sản phẩm sao cho dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với người dân; cải tiến các quy trình nghiệp vụ giúp việc thẩm định phát hành hợp đồng bảo hiểm; giải quyết quyền lợi bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện hơn cho khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cũng như kiểm soát chất lượng tư vấn; nâng cao trải nghiệm khách hàng để mang lại giá trị gia tăng về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm.

Đại diện một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham dự cũng có những chia sẻ cụ thể hơn về những giải pháp đang áp dụng, giúp mang lại những hiệu quả thiết thực. Cụ thể, Manulife cho ra mắt quy trình xác thực thông tin và giám sát phát hành hợp đồng bảo hiểm M-Pro; Prudential áp dụng quy trình kiểm tra độc lập trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm và quy trình khảo sát tNPS tại mỗi giao dịch của khách hàng; FWD ra mắt tính năng chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời; Generali ra mắt công cụ định danh và xác thực khách hàng điện tử; AIA cho ra mắt ứng dụng AIA+; Dai-ichi Life cho ra mắt dịch vụ Voicebot 24/7 và Chatbot 24/7 để hỗ trợ khách hàng…

Buổi tọa đàm cũng ghi nhận nhiều ý kiến và tranh luận tích cực của các đại biểu tham dự với nội dung chính xoay quanh những chủ đề như: dư địa và tiềm năng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam; sự quan tâm và định hướng của Chính phủ đối với ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng; những đóng góp và tác động của bảo hiểm nhân thọ đối với nền kinh tế và an sinh xã hội; những giải pháp từ phía cơ quan quản lý, từ phía doanh nghiệp cũng như vai trò của khách hàng và đại lý trong việc góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

Hội thảo kết thúc với thông điệp mạnh mẽ về những nỗ lực chuyển đổi nhằm thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…