GDP và hiệu quả đầu tư

GDP từ phía cầu bao gồm tiêu dùng cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng của dân cư và chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ), tích lũy gộp tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%. Có thể thấy thành tích tăng trưởng 2,91% cơ bản do tăng về đầu tư (tích lũy), đặc biệt đầu tư của khu vực Nhà nước (tăng 14,5%), trong khi đầu tư của khu vực tư nhân trong nước chỉ tăng 3,1% và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 1,3%.

GDP là một chỉ tiêu mang tính nhất thời và ngắn hạn. Việc tăng trưởng GDP dựa vào đầu tư, đặc biệt đầu tư công, có thể khiến GDP tăng lên trong nhất thời nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu đầu tư không hiệu quả.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Giai đoạn 2011 - 2015, hệ số ICOR tính chung cả nền kinh tế là 6,25; giai đoạn 2016 - 2020 hệ số này tăng lên 7,04. Riêng năm 2020, hệ số ICOR đạt 7,04. Hệ số ICOR thể hiện cần bao nhiêu đồng đầu tư để tạo ra một đồng tăng trưởng GDP; hệ số này càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì phản ánh chính xác hơn việc tính ICOR cho hàng năm (lý do là trong thời gian ngắn sẽ có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng). Nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê có thể thấy hệ số ICOR trong giai đoạn 2016 - 2020 và đặc biệt năm 2020 là quá cao - phần nào phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Nếu trước đây chỉ cần bỏ 5 - 6 đồng để tạo ra 1 đồng tăng trưởng của GDP thì năm 2020 cần tới hơn 14 đồng để có được 1 đồng tăng trưởng.

Hơn nữa nếu so sánh 2 chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và tích lũy tài sản sẽ thấy chênh lệch giữa vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và tích lũy tài sản ngày càng xa nhau. Năm 2013, tỷ lệ giữa tích lũy và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 92,7%, tới năm 2019 đã giảm 13,5 điểm phần trăm xuống còn 79,2%. Câu hỏi đặt ra là khoản chênh lệch này đã đi đâu? Chẳng hạn, theo ước tính năm 2019 chênh lệch giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chênh lệch với tích lũy tài sản là 426 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 18 tỷ USD và bằng 7,1% GDP.

Nghiên cứu từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam cho thấy tăng 1 đồng tích lũy tài sản lan tỏa đến giá trị sản xuất 1,2 đồng và lan tỏa đến giá trị tăng thêm 0,54 đồng. Tỷ lệ lan tỏa đến giá trị gia tăng từ giá trị sản xuất của yếu tố tích lũy tài sản là 46%, cao hơn 2 yếu tố của cầu cuối cùng khác là tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu (tương ứng là 31% và 22%).

Như vậy có thể nhận thấy 2 vấn đề. Một là, lượng tiền của xã hội bỏ ra nhằm mục đích đầu tư nếu đến được với sản xuất thì tương đối hiệu quả, thậm chí hiệu quả hơn Trung Quốc. Thứ hai, cũng từ bảng cân đối liên ngành cập nhật cho năm 2018 cho thấy tích lũy tài sản năm 2018 lan tỏa đến giá trị sản xuất khoảng 77 tỷ USD và lan tỏa đến giá trị tăng thêm 36 tỷ USD. Nếu toàn bộ số tiền bỏ ra đầu tư đến được với sản xuất sẽ lan tỏa đến giá trị sản xuất khoảng 98 tỷ USD và lan tỏa đến giá trị tăng thêm 45 tỷ USD. Như vậy, nếu lượng tiền đầu tư không bị “thất thoát” thì Việt Nam có thêm được 9 - 10 tỷ USD vào tổng giá trị tăng thêm và GDP.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.