Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

img-9560.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chiều 6.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư theo ngành, lĩnh vực và địa bàn khó khăn

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu nhằm bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu.

img-9561.jpg
ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định) nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung 4 luật này thể hiện sự mạnh mẽ của Chính phủ, Quốc hội trong thực hiện đột phá về cơ chế, chính sách, khơi thông nguồn lực và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư và quy hoạch.

Đơn cử, việc phân cấp cho địa phương phê duyệt kế hoạch thực hiện kế hoạch tỉnh, bổ sung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch theo trình tự rút gọn trên cơ sở Nghị quyết số 61 phân cấp thẩm quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.

Dự thảo Luật quy định chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, quy mô lớn. Những dự án này thường tập trung ở những thành phố lớn, địa phương có khu thương mại đặc biệt. Do đó, đại biểu Khương Thị Mai đề nghị, Chính phủ nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư theo ngành, lĩnh vực và các địa bàn khó khăn. Đại biểu Khương Thị Mai cũng đề nghị rà soát nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư cho phù hợp với luật chuyên ngành.

Bảo đảm tính minh bạch, khả thi, hiệu quả trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Đánh giá cao dự thảo Luật bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án, các đại biểu cho rằng, quy định này sẽ giúp tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

img-9562.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền cho Ban quản lý khu công nghệ, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế là hướng đi hợp lý, giúp rút ngắn quy trình, giảm tải cho các cấp cao hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án.

Tuy nhiên, việc này cần đi kèm với các tiêu chí cụ thể về năng lực và nguồn lực cho từng Ban quản lý để bảo đảm khả năng thực hiện nhiệm vụ. Lưu ý vấn đề này, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần bổ sung các chế tài rõ ràng về trách nhiệm của Ban quản lý đối với các dự án có quy mô và tính chất phức tạp, nhằm bảo đảm tính minh bạch, tránh tình trạng buông lỏng quản lý.

Đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng, dự thảo Luật miễn một số thủ tục theo pháp luật về xây dựng, môi trường hay phòng cháy, chữa cháy nhằm giảm chi phí cho nhà đầu tư là hợp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm công bằng và cạnh tranh lành mạnh, nên quy định rõ ràng các điều kiện áp dụng, hạn chế đối tượng áp dụng ưu đãi đặc biệt này cho các dự án có quy mô lớn và có tác động kinh tế - xã hội rõ rệt, tránh trường hợp lợi dụng chính sách.

Mặt khác, Điều 36 dự thảo Luật hiện đang mâu thuẫn với quy định của Luật Bảo vệ môi trường về cấp giấy phép môi trường. Do vậy, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, rà soát kỹ để bảo đảm đồng bộ quy định và bảo đảm tính khả thi trong thực hiện, tránh tạo rào cản pháp lý, làm khó khăn cho nhà đầu tư khi triển khai dự án. Chính phủ cũng cần báo cáo chi tiết về các tác động tiêu cực và nguy cơ rủi ro đối với việc miễn, giảm thủ tục về môi trường, đặc biệt trong bối cảnh ưu tiên bảo vệ môi trường hiện nay.

img-9563.jpg
ĐBQH Nguyễn Duy Minh (TP. Đà Nẵng) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng quan tâm đến quy định về đầu tư đặc biệt, ĐBQH Nguyễn Duy Minh (TP. Đà Nẵng) đề nghị bổ sung khu thương mại tự do và khu công nghệ thông tin tập trung vào nhóm đối tượng được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt theo quy định tại Điều 36a dự thảo Luật.

Theo đại biểu, nếu được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt này sẽ rất thu hút các nhà đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu chức năng trong khu thương mại tự do và khu công nghệ thông tin tập trung. Trong hồ sơ đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần cam kết về mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, công nghệ, tiến độ thực hiện dự án, việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường, công nghệ, phòng cháy, chữa cháy…

Việc đầu tư hạ tầng tại các khu thương mại tự do, khu công nghệ thông tin tập trung sẽ rút ngắn thời gian, kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp, từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của chủ trương thí điểm thành lập các khu thương mại tự do, khu công nghệ thông tin tập trung.

Tại khoản 1, Điều 36a dự thảo Luật về cấp giấy đăng ký đầu tư đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế.

img-9564.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm

Góp ý vào nội dung này, ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị, cần giao Chính phủ quy định chi tiết quy định này nhằm cụ thể hóa khung tiêu chí, quy mô, danh mục dự án được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt, nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh xảy ra cơ chế xin - cho.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân cũng đề nghị, cần quy định rõ cơ quan chủ trì thẩm định nhằm đóng vai trò thẩm định, xét duyệt dự án cũng như tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn đối với các dự án đầu tư đặc biệt; đồng thời, cần tổ chức hậu kiểm sau khi dự án đi vào hoạt động.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ

Chiều tối 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng

Chiều 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, với 450/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, với 458/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành
Thời sự Quốc hội

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các loại hình báo chí từ 20% xuống 15%, riêng báo in giữ nguyên 10%. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nghiên cứu giảm thuế hơn nữa cho các cơ quan báo chí, nhất là với báo in, số lượng phát hành đang rất ít.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27.11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hội thảo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Một số vấn đề lý luận và kiến nghị”.

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.