Festival Tôm Cà Mau: Nâng tầm tôm Việt

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng Sông Cửu Long 2023 được diễn ra với các hoạt động phong phú, đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức; phản ánh được những giá trị, tinh hoa đặc trưng về đời sống, văn hóa của người miền Tây Nam Bộ và vùng đất quê hương Cà Mau nói riêng, ngành tôm Việt Nam nói chung.

Ngày 19.7, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 với chủ đề “Nâng tầm tôm Việt – Cùng phát triển sản phẩm OCOP”.

Festival Tôm Cà Mau: Nâng cao sản lượng, chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ -0
Festival nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng để phát triển bền vững ngành tôm

Chương trình khai mạc được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau vào lúc 20 giờ, từ ngày 13 – 16.12.2023 với dự kiến khoảng 600 gian hàng trong và ngoài tỉnh tham gia... lồng ghép với hoạt động trao giải thưởng cho các cuộc thi và vinh danh các tổ chức, cá nhân đã góp phần cho ngành tôm của tỉnh như những người nuôi tôm giỏi, chế biến thuỷ sản, sáng chế các mô hình công nghệ trong nuôi tôm,... phục vụ cho ngành tôm Cà Mau. Đồng thời, trao Bằng khen cho các tác phẩm độc đáo được trưng bày trong khuôn khổ Festival; trao các giải “Bình chọn sản phẩm tiêu biểu Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023”; trao chứng nhận/kỷ niệm chương cho các nghệ nhân ẩm thực, gian hàng tham gia Festival.

Tại chương trình còn có diễn đàn "Xúc tiến đầu tư" nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư, trong đó về lợi thế về khai thác nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản; tổ chức không gian bên lề của Diễn đàn trưng bày các ấn phẩm để cung cấp thông tin tiềm năng, thế mạnh của ngành tôm Cà Mau đến các đại biểu, các nhà đầu tư quan tâm.

Diễn đàn "Xúc tiến du lịch" nhằm trao đổi, thảo luận về giá trị văn hoá ẩm thực, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh; trong đó, đặc biệt là các món ăn, các sản phẩm OCOP được chế biến từ thuỷ sản như: tôm, cua, ba khía…

Festival Tôm Cà Mau: Nâng cao sản lượng, chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ -0
Con tôm Cà Mau đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới 

Bên cạnh đó, hoạt động Hội nghị về “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023" nhằm trao đổi, chia sẻ các giải pháp, định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trường trong nước và xuất khẩu; giới thiệu các tiêu chuẩn mua hàng của các nhà mua, các doanh nghiệp phân phối; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể OCOP với các Siêu thị, nhà phân phối, doanh nghiệp. Hội thảo chuyên đề "Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau"; "Giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thuỷ sản công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu". 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử: “Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững; mời gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Cà Mau trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập và phát triển của cả nước”. Đây cũng là dịp giới thiệu các sản phẩm, mô hình, kinh nghiệm tiên tiến và kết nối người sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu tôm; thúc đẩy nâng cao sản lượng, giá trị trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại lợi ích tốt nhất cho người nuôi tôm và doanh nghiệp. Fesstival cũng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tôm Cà Mau; giới thiệu tiềm năng phát triển ngành tôm Cà Mau; thông tin thị trường, đánh giá cơ hội, thách thức của ngành tôm; tọa đàm, thảo luận những khó khăn của xuất khẩu tôm, đề xuất các giải pháp phát triển ngành tôm bền vững.

Trên đường phát triển

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.