Đức Long Gia Lai: Đang nợ quá hạn vẫn mang nghìn tỷ cho vay dù không có tài sản đảm bảo

Nợ phải trả của DLG đang ở mức 4.713 tỷ đồng, chiếm 70,5 % khối tài sản. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm 15,4 % so với hồi đầu năm xuống còn 1.963 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này là 2,4 lần.

Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Đức Long Gia Lai; Mã: DLG) là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, Tập đoàn có 5 công ty thành viên trụ sở đặt tại nước ngoài: 2 công ty tại thành phố Đông Quản và Thành phố Thẩm Quyến (Trung Quốc), Hồng Kông, Hàn Quốc và Mỹ.

Đức Long Gia Lai: Đang nợ “ngập đầu” vẫn mang nghìn tỷ cho vay dù không có tài sản đảm bảo -0
Các công ty thành viên của Đức Long Gia Lai.

Mới đây, Đức Long Gia Lai đã có báo cáo soát xét bán niên, theo đó, tính đến thời điểm ngày cuối tháng 6.2022, doanh nghiệp này đang có tổng tài sản 6.676 tỷ đồng, giảm 5,6 % so với thời điểm đầu năm.

Nợ phải trả của DLG đang ở mức 4.713 tỷ đồng, chiếm 70,5 % khối tài sản. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm 15,4 % so với hồi đầu năm xuống còn 1.963 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này là 2,4 lần.

Đáng chú ý, Đức Long Gia Lai đang phải đối mặt với tình trạng nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn. Theo đó, nợ ngắn hạn đạt mức 2.728 tỷ đồng trong khi tài sản ngắn hạn ở mức 2.257 tỷ đồng. Tình trạng này nếu không xử lý sớm sẽ đem tới khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Bức tranh tài chính của DLG càng “u ám” khi tính đến thời điểm 30.6.2022, tổng nợ vay tài chính lên tới gần 3000 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay đã quá hạn thanh toán lên tới 1.861 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chiếm phần lớn trong số khoản vay quá hạn là khoản vay dài hạn ngân hàng và một số tổ chức..

Mặc dù đang trong tình trạng nợ “ngập đầu” nhưng DLG gây ngạc nhiên khi vẫn đem cho vay nhiều tổ chức, cá nhân khoản tiền trị giá gần 2.300 tỷ đồng. Theo thuyết minh, các Khoản cho vay này thậm chí không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.

Doanh thu giảm, khoản lỗ thuần hàng nghìn tỷ

Quý 2.2022, doanh thu của Đức Long Gia Lai đạt mức 723 tỷ đồng, giảm 20,2 % so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 348 tỷ đồng trong khi vào quý 2.2021 dương 39 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng âm 361 tỷ đồng.

Đức Long Gia Lai: Đang nợ “ngập đầu” vẫn mang nghìn tỷ cho vay dù không có tài sản đảm bảo -0
Đức Long Gia Lai đang phải đối mặt với tình trạng nợ ngắn hạn vượt tổng tài sản ngắn hạn và khoản lỗ thuần hàng nghìn tỷ.

Trong quý, chi phí quản lý doanh nghiệp của DLG bất ngờ tăng đột biến lên mức 392 tỷ đồng trong khi kỳ trước chỉ ở mức hơn 5 tỷ đồng. Theo thuyết minh, việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp do dự phòng hoàn nhập nợ phải thu quá hạn, khó đòi ở mức 314 tỷ đồng.

Thời điểm cuối tháng 6 năm nay, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DLG dương 90 tỷ trong khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 36 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 91 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính, đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến, tại thuyết minh về khả năng hoạt động kinh doanh liên tục, tại ngày 30.6.2022, khoản lỗ thuần của Đức Long Gia Lai là 1.200 tỷ đồng, các khoản nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản ngắn hạn, nhiều khoản vay đã quá hạn. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Đức Long Gia Lai.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.