Tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Đồng hành với Kon Tum xây dựng nông thôn mới

Góp sức xây dựng nông thôn mới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tỉnh Kon Tum không chỉ đáp ứng nguồn vốn mà còn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất cho nông dân. Bám sát chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, Agribank các huyện đã cùng người dân, doanh nghiệp phát triển các vườn cây mắc ca, cây ăn trái, cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao…

Từ hỗ trợ hộ gia đình…

Gia đình chị Y Vớt là một trong những hộ nghèo ở xã Diên Bình, huyện Đắk Tô được Agribank Kon Tum hỗ trợ xây nhà ở vào năm 2023. Có nhà ở kiên cố ổn định, vợ chồng chị yên tâm làm ăn, quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Ảnh: Phó Tổng giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng thăm vườn sầu riêng của hộ vay Bùi Văn Quyển ở làng Tum, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, Kon Tum. Ảnh: Đức Kiên
Phó Tổng giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng thăm vườn sầu riêng của hộ vay Bùi Văn Quyển ở làng Tum, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, Kon Tum. Ảnh: Đức Kiên

Khó khăn hơn chị Y Vớt; bà Y Pik không chỉ là hộ nghèo mà còn neo đơn của xã Diện Bình. Trước hoàn cảnh đó, Agribank Kon Tum cũng đã dành kinh phí hỗ trợ xây nhà ở, giúp bà Y Pik có nơi che nắng, che mưa. Bởi thế, dù đã ở trong ngôi nhà mới được gần 1 năm nhưng khi gặp người phụ nữ này; chúng tôi vẫn thấy rõ niềm vui trong ánh mắt bà vẫn vẹn nguyên như ngày được địa phương và Agribank tổ chức khánh thành, trao tặng.

Đại diện lãnh đạo Agribank Kon Tum cho biết, trong năm 2023, Chi nhánh đã tài trợ trên 2,1 tỷ đồng cho các hoạt động cộng đồng trên địa bàn tỉnh; trong đó, tài trợ 1 tỷ đồng cho chuỗi các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum; tài trợ 700 triệu đồng để xây 14 căn nhà tình nghĩa và hơn 400 triệu đồng cho công tác giáo dục, mái ấm nông dân, bếp ăn từ thiện, giúp đỡ trẻ em và người khuyết tật, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tháng 3.2024 vừa qua, Agribank đã tài trợ 6 tỷ đồng để xây dựng 100 căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo thuộc 2 xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đắk Glei…

Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Tô Đặng Quang Hải khẳng định, các hoạt động cộng đồng của Agribank Kon Tum thực hiện đã góp phần tích cực trong công tác an sinh xã hội ở địa phương. Đặc biệt, với tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Đắk Tô nói riêng - nơi có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì sự vào cuộc của Agribank có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Agribank Chi nhánh huyện Đắk Tô không chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội đối với đồng bào mà còn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các khoản vay tín dụng của ngân hàng để mở rộng sản xuất và đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, nâng cao năng suất giá trị cây trồng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện chính sách tam nông trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

... đến tiếp sức cho tổ hợp tác

Các thành viên của Tổ hợp tác trồng cây ăn trái tại xã Pô Kô, huyện Đắk Tô đều là khách hàng lâu năm của Agribank Chi nhánh huyện Đắk Tô. Nhờ nguồn vốn vay của Agribank, Tổ hợp tác ngày càng mở rộng sản xuất với quy mô lớn và đầu tư công nghệ cao vào sản xuất. Tính riêng 2 năm gần đây, Tổ hợp tác đã phát triển thêm gần 20ha, đưa tổng diện tích đất trồng cây ăn trái lên hơn 30ha, trong đó có khoảng 5ha sầu riêng đã cho thu hoạch.

Đến cuối năm 2023, Kon Tum có 48/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; trong đó, có 42 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.

Anh Lê Đình Dự ở xã Pô Kô, huyện Đắk Tô phấn khởi chia sẻ, nguồn vốn của Agribank đã giúp các thành viên tổ hợp tác nâng cao thu nhập, cuộc sống, đồng thời phát triển mở rộng sản xuất. "Bản thân tôi cũng nhờ những đồng vốn này mà mau chóng vực dậy kinh tế sau đại dịch Covid-19" - anh Dự nói.

Một thành viên khác trong Tổ hợp tác là anh Nguyễn Xuân Hoàng, ở xã Diên Bình, huyện Đắk Tô hiện sở hữu 5ha cà phê trong giai đoạn thu hoạch. Anh Hoàng cho hay, có được tài sản giá trị này là nhờ gia đình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Agribank. Anh đã vay vốn của Agribank từ khoảng 10 năm trước; thủ tục vay vốn thuận lợi, nhanh gọn và luôn được các cán bộ tín dụng hỗ trợ khi có các chương trình ưu đãi. Trong quá trình vay vốn, anh Hoàng vừa đầu tư mở rộng diện tích, vừa chăm sóc cà phê; nhờ đó cả gia đình đều có công việc và thu nhập ổn định.

Đại diện lãnh đạo Agribank Kon Tum cho hay, trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị, hàng năm, Agribank Kon Tum đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, Agribank đang triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất đối với khách hàng đầu tư, sản xuất kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến thời điểm hiện tại, dư nợ tại Agribank Kon Tum đạt hơn 18,3 nghìn tỷ đồng; trong đó, trên 80% tổng dư nợ cho vay tập trung chủ yếu tại khu vực nông nghiệp, nông thôn và phủ kín 100% xã, phường, thị trấn tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Có thể thấy, Agribank Kon Tum đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn. Hiện nay, đơn vị tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn vốn đầy đủ và kịp thời cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; bám sát các chương trình định hướng đầu tư của địa phương để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn, góp phần tích cực vào chuyển dịch cây trồng, vật nuôi…

Từ đó, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần cùng chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường
Đời sống

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng miền núi, chanh leo đã trở thành một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thấu hiểu tiềm năng này, chính quyền huyện đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân nơi đây.

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại
Đời sống

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại

Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin).

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai
Xã hội

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai

Ngày 15.11, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình cấp phát 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 và các hộ khó khăn, thiếu nước sạch trên địa bàn 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.

Từ các chính sách hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: Tố Uyên)
Đời sống

Quảng Ngại tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chú trọng triển khai, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh hiện vẫn ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực có nhiều tương đồng về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)
Xã hội

Hướng tới chuẩn hóa mô hình quản lý

Với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin Một cửa quốc gia; Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án Cửa khẩu số. Theo đó, việc thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…