Yên Bái - Điểm đến tiềm năng, tin cậy của các nhà đầu tư

Đón các nhà đầu tư lớn cùng hợp tác phát triển bền vững

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận đất đai, công khai minh bạch các thông tin về quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn,... đã giúp Yên Bái thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn cùng hợp tác phát triển bền vững.

Nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc, Yên Bái có lợi thế nổi trội với mạng lưới giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong đó có tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua với tổng chiều dài trên 80 km; là trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đặc biệt, chính quyền Yên Bái cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp với thủ tục hành chính nhanh gọn; tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận đất đai; công khai minh bạch các thông tin về quy hoạch; chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn để các nhà đầu tư thực hiện thành công, phát triển bền vững.

Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh, điều kiện tự nhiên để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng du lịch và đô thị, phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến nay, toàn tỉnh có 616 dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên trên 88.000 tỷ đồng và 506,6 triệu USD. Một số nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn APEC, Tập đoàn BB Group, Tập đoàn TH, Euro Window, Hoa Sen, Bảo Lai... đã và đang triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm Công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn thăm Công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Ảnh: HT

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng vào năm 2030. Đặc biệt, trong tháng 9.2023, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Trong những năm qua, Yên Bái đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, trong đó tập trung về đầy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ người dân doanh nghiệp. Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2022 xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021. Yên Bái xếp thứ 11/63 về chỉ số SIPAS đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân về sự phục vụ của các cơ quan hành chính. Trong bảng xếp hạng Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI) 2022, Yên Bái đứng ở vị trí thứ 15/63 các tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 12 bậc so với năm 2021; là 1 trong 9 địa phương trong toàn quốc dẫn đầu về nhận thức số. Yên Bái cũng nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số và xếp hạng 3 trong nhóm 9 tỉnh được đánh giá mức độ A trong bảng đánh giá Cổng Dịch vụ công khối tỉnh.

Chính sách thông thoáng thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Với định hướng thu hút đầu tư và tinh thần sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Yên Bái đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược, tạo sự bứt phá về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 616 dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 88.000 tỷ đồng và 506,6 triệu USD. Một số nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn APEC, Tập đoàn BB Group, Tập đoàn TH, Euro Window, Hoa Sen, Bảo Lai... đã và đang triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài các ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ, khi đến với Yên Bái, các nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi theo các chính sách riêng của tỉnh về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ về san tạo, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương; kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và chính sách ưu đãi về thuế, chuyển đổi số. Cùng với đó, nhà đầu tư được tư vấn, hướng dẫn chu đáo về quy trình, hồ sơ đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư. Đối với những dự án lớn, tỉnh chỉ đạo thành lập các tổ công tác giúp đỡ doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định tỉnh Yên Bái luôn chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đúng quan điểm của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện “hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhân dân và doanh nghiệp, rủi ro chia sẻ; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm cho doanh nghiệp. Yên Bái luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư cùng hợp tác, phát triển bền vững.

DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

GIAI ĐOẠN 2023 - 2030

(Theo Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 28/6/2023)

1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản:

- Dự án xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC;

- Dự án trồng, sản xuất chế biến cây dược liệu;

- Dự án đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghệ cao quy mô lớn;

- Dự án phát triển vùng sản xuất Măng tre Bát Độ;

- Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến cây dược liệu;

- Dự án trồng hoa, rau, củ, quả sạch công nghệ cao;

- Dự án trồng và chiết xuất tinh dầu xả.

2. Lĩnh vực công nghiệp: 

* Công nghiệp chế biến, chế tạo:

- Dự án đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ MDF, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất viên gỗ nén.

- Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử; sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực; sản xuất thiết bị cơ khí, khí cụ điện.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng, gạch ốp lát và các loại vật liệu xây dựng cao cấp.

- Dự án đầu tư nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm.

- Dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế, chế biến các sản phẩm từ quả Sơn Tra và quả có múi; sản xuất, chế biến chè Shan tuyết.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy giày da xuất khẩu. 

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản;

- Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ cao; sản xuất phụ tùng, máy móc thiết bị chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản.

- Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô; Dự án Nhà máy điện sinh khối.

- Nhóm ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải: Xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhà máy sản xuất nước sạch, xử lý chất thải rắn nguy hại.

- Hạ tầng đô thị: Dự án Phát triển quỹ đất thương mại dịch vụ, đầu tư xây dựng khu đô thị mới, phát triển khu đô thị, nhà ở.

3. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:

- Kinh doanh vận tải, kho bãi: Dự án đầu tư cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa và Trung tâm Logistics; Dự án đầu tư xây dựng tuyến cáp treo

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe phát triển du lịch trải nghiệm.

- Thương mại: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ; Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm và cho thuê văn phòng.

4. Lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp:

* Khu công nghiệp:

- Dự án dự kiến đầu tư mới:

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Y Can, tỉnh Yên Bái;

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đông An, tỉnh Yên Bái;

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Thịnh Hưng, tỉnh Yên Bái;

+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Minh Quân.

* Cụm công nghiệp

Các dự án đang thực hiện: Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên; Cụm công nghiệp Thịnh Hưng; Cụm công nghiệp Báo Đáp; Cụm công nghiệp Đông An; Cụm công nghiệp Âu Lâu

Dự án dự kiến đầu tư mới: Cụm công nghiệp Minh Quân; Cụm công nghiệp Hợp Minh; Cụm công nghiệp Phú Thịnh 3; Cụm công nghiệp An Thịnh; Cụm công nghiệp Xuân Ái; Cụm công nghiệp Bảo Minh; Cụm công nghiệp Bảo Hưng 2.

Trên đường phát triển

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay
Địa phương

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.