Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi):

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu?

Chiều 2.11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hồ Chí Minh (Tổ 2) cho rằng, hiện lao động trên nền tảng công nghệ khá đông đảo, song dự thảo Luật lại chưa có quy định rõ cho nhóm đối tượng này.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh điều hành phiên họp tổ, chiều 2.11

Cần có quy định cụ thể cho lao động trên nền tảng công nghệ

Theo ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy, trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội có nêu về nhóm đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ. Hiện, nhóm này rất nhiều trong xã hội, như nhóm giao hàng công nghệ, xe ôm công nghệ, taxi công nghệ…

Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2019 chưa đưa nhóm lao động trên nền tảng công nghệ (chia sẻ công nghệ) vào trong nhóm lao động hợp đồng/có giao kết hợp đồng, song theo đại biểu, thực chất đây cũng là một nhóm lao động (làm việc ở dạng hợp đồng liên kết chia sẻ công nghệ với đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ).

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy phát biểu tại phiên họp tổ, chiều 2.11

Mặt khác, nhóm lao động này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách của đơn vị chia sẻ, quản lý công nghệ đó. Minh chứng là ở TP. Hồ Chí Minh đã có tình trạng hàng loạt tài xế công nghệ tắt app để ngừng việc tập thể nhằm phản đối chính sách của đơn vị chia sẻ nền tảng công nghệ.

Tuy nhiên, đối tượng này vẫn chưa được quy định rõ trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Do đó, cơ quan soạn thảo cần phải tính toán để đưa nhóm đối tượng này vào trong Luật, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề xuất.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
ĐBQH Trần Kim Yến phát biểu tại phiên họp tổ, chiều 2.11

Đồng tình với ý kiến trên, ĐBQH Trần Kim Yến chỉ rõ, hiện lao động trên nền tảng công nghệ đã rất phổ biến trong xã hội. Với nhóm lao động không có mối quan hệ lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội thì họ sẽ phải tự đóng toàn bộ, trong khi ở nhóm lao động trên nền tảng công nghệ có mối quan hệ với đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ. Thực tế, hoạt động công nghệ này cũng mang lại nhiều lợi ích cho các công ty công nghệ. Do đó, đại biểu Yến đề nghị cần có dự báo và cần phải đưa vấn đề này vào trong dự thảo Luật.

Trợ cấp thai sản 2 triệu đồng/con mới sinh là quá thấp

Theo ĐBQH Hà Phước Thắng, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, khoản 2 Điều 39 dự thảo Luật quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là “phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”. Qua lấy ý kiến của công nhân, đại biểu đề nghị nâng mức tuổi này lên dưới 16.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
Theo ĐBQH Hà Phước Thắng, cần nâng độ tuổi của con bị ốm lên dưới 16 tuổi thay vì dưới 7 tuổi trong điều kiện hưởng chế độ ốm đau 

Đại biểu Thắng phân tích, độ tuổi trẻ em theo quy định hiện hành là dưới 16 tuổi. Bên cạnh đó, đa số công nhân đi làm đều không có ông bà chăm sóc con cái giúp. Vì thế, cần nâng độ tuổi được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con cái lên dưới 16 tuổi, một mặt để phù hợp với quy định hiện hành, một mặt cũng là cách để chăm sóc tốt cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, qua đó góp phần hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Cùng với sửa đổi quy định trên, đại biểu Thắng đề nghị, khoản 1 Điều 41 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau, cần bổ sung thêm “tối đa 10 ngày làm việc nếu con từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi” để tạo tính thống nhất trong quy định pháp luật.

Đối với vấn đề mức hưởng trợ cấp thai sản (Điều 94), dự thảo Luật quy định “lao động nữ khi sinh con, lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2.000.000 đồng cho một con mới sinh”. Theo đại biểu Thắng, dự thảo Luật không nên quy định cụ thể số tiền này, bởi sẽ còn trượt giá. Thay vào đó, dự thảo Luật nên quy định theo tỷ lệ phần trăm của mức thu nhập tối thiểu vùng hoặc mức trung bình vùng.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
ĐBQH Nguyễn Trần Phượng Trân phát biểu tại phiên họp tổ, chiều 2.11

Đồng tình với việc dự thảo Luật không nên quy định cứng mức hưởng trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng cho một con mới sinh, ĐBQH Nguyễn Trần Phượng Trân nhấn mạnh, đây là mức “quá thấp”. Mức này đang căn cứ vào mức hiện hành Chính phủ hỗ trợ cho lao động nữ người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, vì vậy nếu áp dụng mức trợ cấp này trên cả nước là không phù hợp, không phân biệt điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng miền. Theo đại biểu, lấy căn cứ của mức lương cơ sở sẽ phù hợp hơn.

Không nên chỉ giao quyền khởi kiện cho tổ chức công đoàn

Một vấn đề được các đại biểu rất quan tâm là quyền khởi kiện người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhất trí với dự thảo Luật, bổ sung đối tượng khởi kiện là cơ quan bảo hiểm xã hội, ĐBQH Dương Văn Thăng phân tích, thực tiễn các năm qua cho thấy, người lao động, kể cả tổ chức công đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc khởi kiện người sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội (thực hiện các thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ về việc nợ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, thủ tục ủy quyền…). Do đó, không nên chỉ giao quyền khởi kiện cho tổ chức công đoàn.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
Theo ĐBQH Dương Văn Thăng, không nên chỉ giao quyền khởi kiện cho tổ chức công đoàn

“Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội là nơi thực hiện thu, có đầy đủ hồ sơ chứng cứ để thực hiện khởi kiện. Do đó, việc để cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện là phù hợp, bảo đảm đồng thời quyền lợi của người lao động và lợi ích của Nhà nước”, đại biểu Dương Văn Thăng phát biểu.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
Toàn cảnh phiên họp Tổ 2 Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, chiều 2.11

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy bổ sung, thực tế công đoàn có đại diện khởi kiện nhiều vụ việc liên quan chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, song thi hành án lại rất hạn chế vì người sử dụng lao động hoặc là trốn hoặc là không còn khả năng đóng. Mặt khác, lương của cán bộ công đoàn cơ sở – đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp lại do chính chủ doanh nghiệp trả, nên việc quy định tổ chức công đoàn đứng ra khởi kiện chủ doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại bởi liên quan đến vấn đề việc làm, thu nhập của cán bộ công đoàn cơ sở.

Từ phân tích trên, đại biểu Thúy đề xuất, dự thảo Luật phải có quy định rõ, chi tiết về việc tạo điều kiện cho công đoàn cấp trên được hưởng ủy quyền của người lao động để khởi kiện ra tòa mới hợp lý. Cùng với đó, đề nghị cần xem xét khởi tố hình sự, bởi hiện chưa có bất cứ trường hợp nào trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự.

Cũng tại phiên họp Tổ 2, đại biểu đề nghị, để giảm tối đa tình trạng người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cần tăng cường các biện pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan. Đồng thời, dự thảo Luật cần có thêm các quy định để định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nếu để trình trạng chậm đóng, trốn đóng bắt buộc gia tăng.

Đối tượng lao động trên nền tảng công nghệ ở đâu? -0
ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân phát biểu

Liên quan vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, những người buộc phải rút một lần là bởi họ gặp áp lực cấp bách ở thời điểm hiện tại và không còn nguồn nào khác. Không phải họ không nghĩ đến tương lai, mà bởi hoàn cảnh cụ thể buộc họ phải tìm cách tồn tại đã – đại biểu nhấn mạnh.

Do đó, theo đại biểu, cần có cơ chế kiểm tra lại xem thực tế vừa qua người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần quy mô là bao nhiêu, có lớn hay không? Nếu người đóng 5 – 7 năm rút một lần thì quy mô không quá lớn, và tỷ lệ người rút cũng không quá lớn, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nhận định.

Đại biểu cũng đặt vấn đề về việc có quỹ để cho người lao động vay với lãi suất thấp nhằm giúp họ vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, người lao động được vay 80% theo nhu cầu với một mức lãi suất hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định sẽ vừa bảo đảm tính nhân văn vừa giúp người lao động vượt khó. Còn nếu để 2 phương án rút hay không rút sẽ có những mâu thuẫn không giải quyết được. Vấn đề là cần tính toán xem quỹ đó là bao nhiêu, có lãi suất hay không, lãi suất bao nhiêu là hợp lý.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết
Chính trị

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết

Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 3.4, đại biểu đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng

Ngày 2.4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ đã tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ

Nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, chiều ngày 2.4, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham quan Bảo tàng lịch sử Quốc gia Armenia

Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc Armenia anh hùng.