Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản

Sáng 3.2, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Sái, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), UBND huyện Đông Anh long trọng tổ chức Khai mạc Tuần du lịch văn hoá “Hành trình di sản từ Sái về Cổ Loa”.

Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản
Các đại biểu dự chương trình

Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám chia sẻ: “Hành trình di sản từ Đền Sái về Cổ Loa” là sự kết nối các điểm di sản tiêu biểu của huyện Đông Anh, mang đến cho du khách một trải nghiệm mới về di sản văn hóa của Đông Anh. Theo suốt hành trình di sản đó, du khách có thể tìm đến những di sản văn hóa vật thể, phi thể tiêu biểu độc đáo của huyện Đông Anh như: Cụm di tích Đình Thụy Lôi - Đền Sái - thờ Tiến Sỹ Lê Tuấn Mậu; Di tích lịch sử Đền Tó; cụm Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa; Hội rước Đền Sái; Hội Kén chải làng Đường Yên; Hội kéo lửa nấu cơm thi làng Lương Quy, đến Nghệ thuật biểu diễn dân gian múa rối nước Đào Thục và Lễ hội Cổ Loa - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; cụm Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa; Hội rước đền Sái; Hội Kén chải làng Đường Yên; Hội lửa nướng cơm thi làng Lương Quy, đến Nghệ thuật biểu diễn dân gian múa rối nước Đào Thục và Lễ hội Cổ Loa - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản -0
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám phát biểu tại chương trình

“Ý thức được các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của huyện Đông Anh, các thế hệ người dân nơi đây luôn giữ, lưu truyền, tôn tạo, phát huy các giá trị của di sản, di tích một cách hiệu quả, luôn hiện hữu trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các giá trị di sản văn vật thể, phí vật thể đó cũng là nguồn lực vô giá cho hôm nay và mai sau cũng chính là những tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển du lịch của huyện Đông Anh, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Huyện Đông Anh đã và đang từng bước xây dựng và kiến tạo, phát triển mạnh mẽ du lịch văn hoá để có thể trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện cho dù khách trong và ngoài nước. Cũng là để ngành du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Đông Anh trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám khẳng định.

Đến với Tuần du lịch “Hành trình di sản từ Đền Sái về Cổ Loa”, Nhân dân và du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về cụm di tích Quốc gia Đền Sái; nhận diện về mô hình “Di lịch lịch sử - văn hóa kiểu mẫu” do Hội liên hiệp Phụ nữ Quận phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh thực hiện, đây là mô hình để phát triển nhân rộng tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.

Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản
Các đại biểu cắt băng trao công trình, phần việc thực hiện mô hình “Di tích lịch sử - văn hóa kiểu mẫu” tại khu vực Đền Sái

Cũng tại Tuần du lịch văn hóa “Hành trình di sản từ Đền Sái về Cổ Loa” người dân và du khách sẽ được thăm quan không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm ẩm thực truyền thống, nông sản đặc sản biểu tượng truyền thống văn hóa của vùng đất Thụy Lâm; được tham gia trải nghiệm hoạt động; được hòa mình trong nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống múa rối nước Đào Thục; đặc biệt vào ngày 11, tháng Giêng hàng năm du khách và nhân dân được chứng kiến ​cộng đồng dân cư Thụy Thụy Lôi, xã Thụy Lâm “Thực hành nghi vệ Thiên tử, Hoàn quan tước”. Đây là hoạt động tái hiện hình ảnh Vua An Dương Vương cùng các quan trong triều xa giá về đền Sái bái thánh Huyền Thiên Trấn Vũ thông qua lễ hội rước Vua Đền Sái; để cảm nhận những giá trị nhân văn sâu sắc, sức sống trượt và sự lan tỏa mạnh mẽ của di sản văn hóa truyền thống trên mảnh đất Đông Anh, tạo cầu nối văn hóa, để hiểu thêm, thêm yêu quê hương, con người Đông Anh thanh lịch, văn minh.

Dịp này, đại diện 24 UBND xã, thị trấn của huyện Đông Anh cũng tham gia ký “Cam kết thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”; Đồng thời, ra mắt mô hình “Di tích lịch sử - văn hóa kiểu mẫu”; Trao đổi công việc, phần công việc thực hiện mô hình “Di tích lịch sử - văn hóa kiểu mẫu”…

Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình, phần công việc thực hiện mô hình “Di tích lịch sử - văn hóa kiểu mẫu” khu vực Đền Sái

Nhận định giá trị của du lịch văn hóa, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu chia sẻ, Hà Nội đang có một “quỹ di sản” lớn và đứng đầu của quốc gia. Đây chính là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng để ngành du lịch Thủ đô xác định là điểm quan trọng để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Du lịch văn hóa được coi là loại hình ưu tiên, mang tính đặc thù, tạo ra thương hiệu cho du lịch Hà Nội. Trong nhiều năm qua, du lịch văn hóa đã góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu cho ngành du lịch. Hà Nội cũng đã và đang thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, tạo điều kiện phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển, tăng trưởng ngành kinh tế xanh này.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu

Kết nối lan tỏa giá trị di tích, di sản -0
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu

“Công việc tổ chức Tuần du lịch văn hoá “Hành trình di sản từ Đền Sái về Cổ Loa” là hoạt động thiết thực nhằm từng bước xây dựng các thương hiệu du lịch văn hóa đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng giá trị văn bản hóa cơ sở của dân tộc, tạo cơ hội kết nối các di tích, di sản hiện có của huyện Đông Anh, đồng thời thúc đẩy các địa phương lân cận góp phần lan tỏa hơn nữa sức sống, tinh hoa văn hóa Việt.”

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.