Doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để mua thiết bị

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để mua thiết bị trong 2 năm.

Quy định mới về thuế liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Theo Thông tư số 67/2022/TT-BTC, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để mua thiết bị trong 2 năm (2022-2023)

Thông tư 67 có hiệu lực từ ngày 23.12.2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022. Việc ban hành thông tư này nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Theo đó, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Theo quy định thì Quỹ khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Thông tư 67 đã hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong 2 năm (năm 2022 và năm 2023) để mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản đối với trường hợp tài sản cố định dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tư 67 hướng dẫn khi tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp chỉ việc tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nội dung này của công văn nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ nhưng không sử dụng hết công suất, khi doanh nghiệp dùng tài sản này đồng thời cho sản xuất kinh doanh, nhằm tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ cần theo dõi tài sản cố đinh này, không tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tư 67 hướng dẫn rõ hơn việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhận điều chuyển Quỹ khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp khác

Thông tư 67 cũng hướng dẫn trường hợp doanh nghiệp có trích Quỹ trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, có nhận điều chuyển Quỹ từ doanh nghiệp khác (doanh nghiệp điều chuyển), nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã trích và nhận điều chuyển, thì số thuế thu nhập doanh nghiệp thu hồi được xác định đối với từng trường hợp cụ thể trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi; trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi.

Nội dung này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc xác định nghĩa vụ thuế đối với phần quỹ không sử dụng hết trong từng trường hợp cụ thể khi doanh nghiệp trích Quỹ trong thời gian đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhận điều chuyển Quỹ từ doanh nghiệp khác.

Thông tư 67 cũng làm rõ hơn một số nội dung đảm bảo việc hiểu chính sách được thống nhất, ví dụ khoản trích Quỹ được thực hiện hằng năm và sau 5 năm kể từ khi trích Quỹ mới xác định khoản Quỹ trích trước đó 5 năm đã được sử dụng hết chưa. Nếu chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết 70% số Quỹ đã trích mới xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền Quỹ chưa sử dụng này.

Kinh tế

Bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh
Doanh nghiệp

Bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh

Khẩn trương hoàn thành xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Điện lực số 61/2024/QH15 trước ngày 1.2.2025 để kịp thời đưa các chính sách mới của Luật vào cuộc sống, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện… Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Toàn cảnh họp báo
Kinh tế

Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới

Đây là nhận định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 ngày 6.1. Năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 7,04%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao thứ 4 trong giai đoạn 2011 - 2024. Kết quả tích cực này là động lực quan trọng cho năm 2025 và những năm tiếp theo.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kỳ vọng lớn từ nghị định về quỹ hỗ trợ đầu tư

Với việc ban hành một loạt cơ chế hấp dẫn, như hỗ trợ tối đa 50% chi phí phát sinh trong năm tài chính của dự án và thực tế đã chi cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực là người lao động Việt Nam; hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)… Nghị định số 182/2024/NĐ-CP về Quỹ hỗ trợ đầu tư được đánh giá là bước đột phá trong thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Các giàn khoan dầu khí ngoài khơi TP Vũng Tàu.
Doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển

Hiện nay, ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 tuyến ống dẫn khí, vận chuyển khí từ các mỏ vào đất liền phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất điện, đạm... gồm: tuyến ống khí Nam Côn Sơn Pipeline, Nam Côn Sơn P2 và Bạch Hổ. Để bảo đảm an toàn cho các tuyến ống khí dưới biển, ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ khí, lực lượng chức năng đã phát hiện kịp thời nhiều tàu bè xâm phạm hành lang an toàn ống khí.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Muốn tăng trưởng cao phải quyết liệt cải cách

Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra ngày 3.1, các chuyên gia cho rằng, để đạt được tăng trưởng cao trong năm 2025 và các năm tiếp theo, cần tiếp cận cải cách thể chế một cách quyết liệt, hiệu quả, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch và tham vấn rộng rãi trong quá trình xây dựng pháp luật.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD

Chưa có con số cuối cùng song có thể khẳng định ngành rau quả tiếp tục thắng lớn trong năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7,2 tỷ USD vào cuối tháng 12. Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết, dù đối mặt khó khăn, năm nay, ngành rau quả vẫn tăng trưởng tốt và có thể mang về 8 tỷ USD.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.