Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc tại tỉnh Hà Giang

Trong hai ngày (16 - 17.9), Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Yên Minh, UBND huyện Quản Bạ và UBND tỉnh Hà Giang về “Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016-2021”.

Hà Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 7.927,55 km2, dân số trên 90 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 34,4%, dân tộc Tày chiếm 22,5%, dân tộc Dao chiếm 14,8%...; có đường biên giới dài 277,5 km giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. Toàn tỉnh có 7/11 huyện biên giới (bao gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần); 34 xã, thị trấn biên giới. Tổng diện tích tự nhiên của 7 huyện biên giới là 5.052,16 km2 (chiếm 63,73% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh).

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc tại tỉnh Hà Giang -0
Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Hà Giang

Thời gian qua, các chương trình, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tỉnh Hà Giang quan tâm thực hiện. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 2 khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn, thực hiện các mục tiêu về chính trị, quốc phòng - an ninh, mục tiêu phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, làm nòng cốt hỗ trợ dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với tổ chức, bố trí lại dân cư trên tuyến biên giới. Tỉnh đã tổ chức sắp xếp, ổn định cho 268 người trên địa bàn 9 xã biên giới, thuộc 3 huyện, giúp nhân dân các xã biên giới ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Các công trình được đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá, bình quân giai đoạn 2016-2021 đạt 5,62%. Tổng sản phẩm bình quân/người đến năm 2021 đạt 30,58 triệu đồng/người. Đến năm 2021 đã hoàn thành và công nhận được 47 xã đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới, chiếm 26,9% tổng số xã. Các chính sách đã có tác động to lớn đến các mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng dân tộc, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng biên giới từng bước được cải thiện, đóng góp vào sự phát triển của địa phương...

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng Hà Giang có quy mô kinh tế còn nhỏ bé so với cả nước; công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Chất lượng giáo dục vùng biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Nhu cầu về kinh phí và đầu tư để thực hiện các chính sách còn lớn, song nguồn vốn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn ngân sách Trung ương hạn hẹp, việc phân bổ và giao vốn thực hiện các Chương trình không được đảm bảo theo nhu cầu, trong khi nguồn lực của tỉnh còn khó khăn. 

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc tại tỉnh Hà Giang -0
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành thăm và tặng quà đồn biên phòng Tùng Vài, huyện Quản Bạ

Qua các buổi làm việc, tỉnh Hà Giang và các huyện, xã trong tỉnh đề xuất với Trung ương: đầu tư các tuyến đường cao tốc kết nối Hà Giang với các tỉnh trong khu vực, hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; đầu tư các tuyến đường giao thông, nhất là khu vực biên giới; đầu tư hoàn thiện hệ thống cửa khẩu và các lối mở trên địa bàn tỉnh; thực hiện Đề án đầu tư xây dựng Hồ dự trữ nước quy mô dung tích lớn tại tỉnh Hà Giang; nghiên cứu bổ sung chính sách mới đặc thù đối với các huyện nghèo khu vực biên giới có tính tới yếu tố an ninh quốc gia; có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, dược liệu, du lịch, dịch vụ có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn...

Trên cơ sở tổng hợp, rà soát việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã ghi nhận các đề xuất, kiến nghị, nghiên cứu, tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền và Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tới. 

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc tại tỉnh Hà Giang -0
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành thăm Đồn biên phòng Bạch Đích, tỉnh Hà Giang

+/ Tại Hà Giang, Đoàn giám sát cũng đã đến thăm hỏi, tặng quà một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thắng Bố, huyện Yên Minh và xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ; thăm Đồn Biên phòng Bạch Đích, Đồn biên phòng Tùng Vài. 

Thời sự Quốc hội

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.