Định hướng Đông Anh là đô thị trung tâm của thành phố phía Bắc

Sáng 24.11, tiếp tục chương trình Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khoá XVII) tiếp tục thảo luận, nghe giải trình của đại diện các cơ quan có thẩm quyền về ý kiến đóng góp vào 8 nội dung quan trọng, trong đó có Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các chương trình, kế hoạch năm 2024 và dự thảo Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Chủ trì hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

Đề xuất phát triển trục sông Hồng thành không gian xanh

Trong sáng nay, 24.11, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại tổ. Sau phiên thảo luận tổ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh điều hành phiên giải trình, tiếp thu ý kiến thảo luận của 4 tổ đại biểu.

Phát biểu giải trình về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, qua thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản đồng tình với Đồ án. Các nội dung cơ bản tập trung vào 9 nhóm ý kiến, nổi bật là đề xuất điều chỉnh quy hoạch thành phố phía Bắc.

Định hướng Đông Anh là đô thị trung tâm của thành phố phía Bắc -0
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội nghị. Ảnh: ITN

Ban Cán sự đảng UBND thành phố thống nhất với ý kiến Đông Anh được định hướng là đô thị trung tâm của thành phố. Các đại biểu cũng đề xuất xác định Trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông; sự cần thiết xây dựng Chương trình phát triển đô thị thành phố, trong đó sẽ xác định Chương trình tái thiết đô thị đoạn sông Hồng đi qua địa bàn các quận trung tâm thành phố và các khu vực cần tái thiết tại các quận nội đô…

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông, đây là những nội dung rất quan trọng được xác định trong đồ án. Nếu triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo môi trường, cảnh quan hai bên sông đạt hiệu quả thì sẽ cơ bản tạo dựng được bộ mặt đô thị toàn thành phố xanh, sạch, đẹp…

Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu nêu về 3 nội dung: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2024-2026; Báo cáo và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2023, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2024: Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố; Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố. Mặc dù có 4 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, tuy nhiên, các đại biểu đều thống nhất nhận định nguyên nhân đều từ nhiều yếu tố khách quan. 

Tập trung triển khai hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của năm 2023

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2025-2030 khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động.

Định hướng Đông Anh là đô thị trung tâm của thành phố phía Bắc -0
Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ITN

Về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố có giải pháp tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế, có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ.

Liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2024 là: Phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa; tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị, với kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2024-2026 của thành phố, cần chỉ đạo, điều hành đảm bảo định hướng và các nguyên tắc, quy định của Trung ương và tình hình thực tiễn của thành phố.

Về Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024, Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng trực thuộc, các sở, ngành thành phố nghiêm túc thực hiện kế hoạch; đồng thời chú trọng công tác tự kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh…

Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Nhấn mạnh thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều, khối lượng công việc còn rất lớn, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đồng chí Thành ủy viên, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, tạo tiền đề cho năm 2024.

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?