Định An Group của Chủ tịch Cao Đăng Hoạt: "Thần tốc" từ nhà thầu xây lắp đến Tập đoàn nghìn tỷ, lợi nhuận “siêu mỏng”, lỗ luỹ kế hàng chục tỷ đồng

Mặc dù tăng vốn “thần tốc”, liên tiếp trúng các dự án “khủng” nhưng chỉ số tài chính của Tập đoàn Định Sơn giai đoạn gần đây cho thấy một bức tranh kém sắc.

Tăng vốn thần tốc lên gấp 146 lần

Những năm gần đây, trong hoạt động đấu thầu các dự án trọng điểm nổi lên cái tên Công ty TNHH Tập đoàn Định An (Định An Group).

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Định An gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Cao Đăng Hoạt. Định An Group tiền thân là Công ty TNHH Định An, được thành lập vào ngày 20.4.2010 có địa chỉ tại tỉnh Lào Cai với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi…

Khi mới thành lập công ty chỉ có vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: ông Cao Đăng Hoạt góp 1,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 72,22%) và Trần Thị Nguyệt Ánh góp 500 triệu đồng (tỷ lệ 27,78%).

Tới tháng 10.2013, công ty nâng vốn điều lệ lên 5,6 tỷ đồng.

tang-von-dinh-an-5712.jpg

Tháng 8.2016, công ty bất ngờ được bơm vốn điều lệ “thần tốc” từ 5,6 tỷ đồng lên hơn 800 tỷ đồng, đây được coi là dấu mốc chuyển mình từ một Công ty xây lắp thông thường để trở thành Tập đoàn Định An chuyên tham gia đấu thầu những dự án “khủng”.

Cơ cấu cổ đông sau khi tăng vốn có biến động khi ông Cao Đăng Hoạt góp 572,6 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 70%), bà Trần Thị Nguyệt Ánh góp 163,6 tỷ đồng (tỷ lệ 20%) và Phạm Văn Quý góp 81,8 tỷ đồng (tỷ lệ 10%). Thời điểm này công ty đăng ký thuế cho 8 lao động.

Đến ngày ngày 11.2.2022, Công ty TNHH Định An chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn Định An và đến tháng 6.2022, công ty chuyển địa chỉ trụ sở từ Lào Cai về Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chính được bổ sung gồm: Xây dựng công trình đường bộ, cụ thể xây dựng đường cao tốc, đường ô tô; Các công việc bề mặt đường phố, đường cao tốc, đường ngầm như thi công mặt đường, xây dựng cầu, hầm đường bộ, xây dựng đường sân bay, sân đỗ máy bay,…

Lúc này, hệ sinh thái của Định An Group cũng mở rộng gồm nhiều cái tên như: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Ruby, Công ty TNHH Dũng Hân, Công ty TNHH Nhạc Sơn…

an-0939.png
Doanh nhân Cao Đăng Hoạt - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Định An (nguồn Ảnh: Định Anh Group)

Dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Cao Đăng Hoạt, Định An Group tham gia xây dựng nhiều công trình cầu, đường. Tổng giá trị các gói thầu tham gia đấu trúng với vai trò liên danh và độc lập của Định An Group lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng như: Tại dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Nhạc Sơn cùng CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và CTCP Hải Đăng đã trúng Gói thầu XL02 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết với giá 899,5 tỷ đồng.

Liên danh Tập đoàn Định An - CTCP Licogi 16 - CTCP 471 tham gia thực hiện Gói thầu XL12 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn với giá trúng thầu hơn 1.194,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Định An liên danh với CTCP Tập đoàn đầu tư xây Cường Thịnh Thi và Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng thực hiện Gói thầu số 11 XL đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 với giá trúng thầu hơn 852,3 tỷ đồng.

Liên danh Tập đoàn Định An - CTCP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN EC - CTCP Đầu tư và xây dựng Thái Yên - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DACINCO - Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường trúng Gói thầu XL8 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn với giá trúng thầu hơn 945,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tập đoàn Định An và Nhạc Sơn còn hợp tác với Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính để thực hiện Gói thầu XL 04 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 với giá trúng thầu 402,7 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, Tập đoàn Định An có tên trong 3 liên danh được chỉ định 3 gói thầu xây lắp với tổng giá trúng thầu hơn 4.460 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ...

Lợi nhuận “siêu mỏng”, nợ ngắn hạn tăng mạnh

Mặc dù tăng vốn “thần tốc”, liên tiếp trúng các dự án “khủng” nhưng chỉ số tài chính của Tập đoàn Định An giai đoạn gần đây cho thấy một bức tranh kém sắc.

Cụ thể, năm 2016, thời điểm Định An tăng vốn thần tốc, doanh thu thuần của doanh nghiệp chỉ ở mức 14,5 tỷ đồng, lãi sau thuế của doanh nghiệp là hơn 700 triệu đồng.

Các năm sau đó, Định An có tăng trưởng về doanh thu lên mức gần 80 tỷ đồng vào năm 2018 nhưng lợi nhuận sau thuế thậm chí còn giảm xuống mức hơn 600 triệu đồng.

dinh-an-kinh-doanh-6549.jpg

Cá biệt trong năm 2019, doanh thu của Định An bất ngờ giảm mạnh về mức 17,4 tỷ đồng. Trong năm này, Định An cũng báo lỗ hơn 3,7 tỷ đồng.

Giai đoạn từ 2020 đến 2023, doanh thu của Định An quay trở lại đà tăng trưởng mạnh và đạt đỉnh vào năm 2023 khi tăng lên mức hơn 600 tỷ đồng, tăng hơn 40 lần so với năm 2016.

Đáng chú ý, dù doanh thu tăng trưởng nhưng năm 2020 Định An bất ngờ lỗ hơn 5 tỷ đồng, năm 2021 lãi hơn 500 triệu, năm 2022 lãi hơn 1,7 tỷ đồng và năm 2023 cũng chỉ lãi hơn 1,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế “èo uột” khiến biên lợi nhuận ròng của Định An Group luôn ở mức “siêu thấp” trong giai đoạn gần đây (0,1-0,3%).

Kinh doanh kém sắc, nhiều khoản phải thu chưa về tay cũng khiến Định An Group đang phải chịu khoản lỗ luỹ kế lên tới hơn 50 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Tính đến cuối năm 2023, quy mô tài sản của Định An Group đã lên tới gần 1.506 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn tính đến cuối năm 2023 là hơn 161 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, Định An có tiền mặt và tương đương tiền hơn 588 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty hiện ghi nhận gần 610 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn là phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 142 tỷ đồng, và phải thu ngắn hạn khác hơn 392 tỷ đồng. Hàng tồn kho của công ty tính đến cuối năm 2023 là gần 163 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả công ty tính đến cuối năm 2023 tăng mạnh lên mức hơn 1.344 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại nợ ngắn hạn hơn 1.300 tỷ đồng (chiếm hơn 96 % nợ phải trả). Tổng nợ vay của công ty đến thời điểm cuối năm 2023 là hơn 276 tỷ đồng.

Hiện hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty là gấp 8,3 lần. Tỷ lệ D/E cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam
Tài chính

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận phát biểu.
Kinh tế

Fintech giữ vai trò đắc lực trong thúc đẩy tài chính toàn diện

Với các ưu điểm nổi bật về hạ tầng công nghệ, sản phẩm đa dạng, khả năng tận dụng dữ liệu, hệ thống thanh toán tinh gọn, công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả…, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang “bình dân hóa” dịch vụ tài chính - ngân hàng, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện.

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết
Tài chính

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết

Không thể phủ nhận những lợi ích mà xu hướng vay tiền online đem lại như nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả người đi vay lẫn người cho vay. Nhưng song hành với sự tiện lợi đó là không ít rủi ro mà người thiệt hại nhiều nhất, suy cho cùng, vẫn là người đi vay.

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank
Tài chính

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank

Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí. Theo đó, Agribank miễn phí chuyển tiền cho khách hàng tại đầu gửi từ nước ngoài về Việt Nam với các giao dịch chi trả vào tài khoản qua Agribank (bao gồm cả tài khoản tại Agribank và chuyển tiếp qua ngân hàng khác).