Công ty con của Đất Xanh Group nợ thuế hàng trăm tỷ đồng, nợ phải trả hơn 11.000 tỷ đồng

Bất động sản Hà An là cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh khi là thành viên của Đất Xanh Group và Chủ đầu tư của dự án Gem Sky World tại Bình Dương.

Vừa qua, Cục Thuế tỉnh Bình Dương thực hiện công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử ngành thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với 365 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tính đến thời điểm 31.10.2024 với tổng số tiền hơn 1.400 tỷ đồng.

Một trong những doanh nghiệp đứng trong “top đầu” nợ thuế là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An với hơn 120 tỷ đồng.

Bất động sản Hà An là cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh khi là thành viên của Đất Xanh Group và Chủ đầu tư của dự án Gem Sky World từng vướng nhiều “lùm xùm”.

dji-0510-1708058054979.jpg
Khu vực dự án Gem Sky World

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính bán niên được công bố mới nhất, 6 tháng năm 2024, bất động sản Hà An ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 49,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 240,5 tỷ đồng, tương đương giảm 79,3%.

Tính tới ngày 30.6.2024, vốn chủ sở hữu của Bất động sản Hà An đạt hơn 10.750 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 1,35 lần nửa đầu năm 2023 xuống 1,05 lần nửa đầu năm 2024, tương ứng nợ phải trả ở mức 11.287 tỷ đồng.

Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu không đổi so với kỳ trước, đạt 0,1 lần, tương ứng dư nợ trái phiếu ở mức 1.075 tỷ đồng.

Xét trên quy mô vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của Hà An duy trì ở mức khiêm tốn và có phần trồi sụt trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, nợ phải trả của Công ty duy trì trên mức 11.000 tỷ đồng kể từ năm 2021 cho tới nay.

Trước đó, vào tháng 8.2024, Tập đoàn Đất Xanh công bố nghị quyết của HĐQT về việc điều chỉnh phương án sử dụng vốn chi tiết thu được từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2024.

Theo đó, căn cứ vào tình hình sử dụng vốn thực tế, lãnh đạo Tập đoàn Đất Xanh điều chỉnh tăng giá trị góp vốn vào công ty con thêm 201 tỷ đồng và giảm tương ứng phần dự kiến dành cho vốn lưu động của Công ty.

dat-xanh-tang-them-von-gop-vao-bat-dong-san-ha-an-172407721346935444255-1724123748797-1724123749039351267138png-2.jpg

Cụ thể, Đất Xanh ưu tiên góp 1.559 tỷ đồng vào Bất động sản Hà An, tăng hơn so với mức 1.358 tỷ đồng trước đó. Trong đó, 802 tỷ đồng được "rót" vào Hội An Invest để thanh toán gốc, lãi trái phiếu; góp 757 tỷ đồng vào Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Hà Thuận Hùng để thanh toán gốc, lãi nợ vay tổ chức tín dụng. Dự kiến giải ngân từ quý 4.2024 đến hết năm 2026 (thời hạn cũ đến hết năm 2025). Tỷ lệ sở hữu tại công ty con vẫn sẽ giữ nguyên 99,99% vốn điều lệ.

Gần 243 tỷ đồng còn lại để thanh toán các nghĩa vụ, chi phí phải trả trong thời gian từ quý 4.2024 đến hết năm 2025; bao gồm lần lượt dành 221 tỷ đồng thanh toán nợ trái phiếu mã DXGH2125002 phát hành ngày 31.12.2021; 21.7 tỷ đồng sẽ thanh toán cho CTCP FPT theo hợp đồng từ năm 2021.

Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Ảnh minh họa
Tài chính

Mở rộng kênh dẫn vốn vào Việt Nam

Với việc quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó mở rộng kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế
Kinh tế

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tài chính

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Eurowindow vừa được ghi nhận tăng ngoạn mục 72 bậc so với năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng vững mạnh về con người, không ngừng đổi mới công nghệ cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, uy tín, trách nhiệm trong từng sản phẩm - dịch vụ tạo nên sự tăng trưởng về doanh số, doanh thu. Được biết, đây là năm thứ 15 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này, đồng thời giữ vị trí dẫn đầu trong ngành cửa và vách nhôm kính lớn.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.