Điện lực Ninh Bình: Hiệu quả từ các công trình đầu tư xây dựng lưới điện

Thực hiện kế hoạch đảm bảo cấp điện ổn định cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong các thời điểm sử dụng điện cao điểm đặc biệt là trong thời gian nắng nóng cao điểm, Công ty Điện lực Ninh Bình đã triển khai khởi công các công trình đầu tư xây dựng nhằm nâng cấp hệ thống lưới điện phân phối đồng thời xây dựng kế hoạch cải tạo nâng cấp và chống quá tải các đường dây và trạm biến áp trên các huyện, thành phố trong năm 2022.

Điện lực Ninh Bình: Hiệu quả từ các công trình đầu tư xây dựng lưới điện -0
Các dự án đầu tư thường xuyên được kiểm tra tiến độ và đôn đốc kịp thời

Theo đó, đến thời điểm này, 100% các công trình đầu tư xây dựng đợt 1 và 2 năm 2022 đã được đóng điện hoàn thành đảm bảo khai thác hiệu quả phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân toàn tỉnh.

Hiện nay, Công ty Điện lực Ninh Bình đang quản lý 188.65 km đường dây 110 kV, 1.081,99 km đường dây trung áp với 2.795 trạm biến áp phân phối, cung cấp điện ở 05 cấp điện áp 110,35,22,10 và 0.4 kV được cấp từ các nguồn: Nhà máy điện Ninh Bình, trạm 500 kV Nho Quan, trạm 220 kV Ninh Bình và 09 trạm biến áp 110 kV do Công ty Điện lực Ninh Bình quản lý vận hành.

Trước dự báo sẽ xảy ra tình trạng thiếu nguồn vào những tháng cao điểm hè 2022, PC Ninh Bình đã lên kế hoạch triển khai và đóng điện các công trình đầu tư trước mùa nắng nóng. Để các công trình đóng điện đúng kế hoạch, bên cạnh việc bám sát công trường, trực tiếp theo dõi để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh tại hiện trường, PC Ninh Bình cũng chú trọng ứng dụng các phần mềm, công cụ quản lý để điều hành quản lý dự án hiệu quả hơn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng thi công các công trình và quản lý tiến độ thực hiện dự án. Trong bối cảnh vừa phòng chống dịch, vừa đầu tư xây dựng, đảm bảo an toàn chất lượng tiến độ hiệu quả dự án, PC Ninh Bình đã xây dựng các phương án thi công tương ứng với các cấp độ dịch theo nguyên tắc chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và địa phương để luôn luôn đảm bảo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong mọi tình huống; thường xuyên yêu cầu các Nhà thầu thi công tổng hợp về an toàn lao động cho từng dự án theo đúng quy định. Bên cạnh đó, đôn đốc và nhắc nhở các Nhà thầu thi công đảm bảo công tác an toàn và tuân thủ 5K trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Điện lực Ninh Bình: Hiệu quả từ các công trình đầu tư xây dựng lưới điện -0
Trung gian Gia Sơn – một trong những công trình đầu tư đem lại hiệu quả cao

Với khối lượng đầu tư xây dựng mới và cải tạo trong năm 2021 gồm: 108 trạm biến áp (TBA) tổng công suất 42.880kVA; 99,79km đường dây trung thế; 147,12km đường dây hạ thế cùng với khối lượng các công trình đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2022 gồm: 48 TBA tổng công suất 26.260kVA, 89,506km đường dây trung thế, 135,25km đường dây hạ thế; việc đầu tư, nâng cấp hệ thống điện đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cung ứng điện đến các đối tượng khách hàng; giảm chi phí vận hành, tăng khả năng truyền tải, nâng cao độ tin cậy, giảm tổn thất, đồng thời đảm bảo tính tối ưu về kết cấu lưới điện, linh hoạt trong vận hành đồng thời có thể áp dụng các hình thức sửa chữa, thi công hotline giảm thiểu thời gian mất điện. Nhiều công trình mang lại hiệu quả to lớn, nổi bật là dự án xây mới trạm biến áp trung gian lộ 35/22kV Gia Sơn trên địa bàn huyện Nho Quan đã giúp giảm bán kính cấp điện xuống 20 km, giảm tổn thất từ trên 5% còn gần 3%, giúp tăng cường độ tin cậy cung cấp điện và nâng cao chất lượng điện cho toàn bộ khu vực miền núi phía Bắc của huyện.

Các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện kịp thời, trọng tâm, trọng điểm đã đem lại hiệu quả đầu tư to lớn, góp phần đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân. Cùng với các giải pháp đồng bộ khác, hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng đã góp phần giúp Công ty Điện lực Ninh Bình hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao.

Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Lá cờ Tổ quốc tung bay nơi đảo tiền tiêu.
Trên đường phát triển

Tỏa sáng viên ngọc quý giữa biển trời tiền tiêu vùng Đông Bắc

Trong khúc giao mùa của đất trời, khi những vạt nắng vàng khẽ khàng gieo những vệt long lanh, Cô Tô như một viên ngọc tỏa sáng giữa mênh mông sóng nước Biển Đông. Những ngày này, sống trong những thanh âm vọng về từ ngàn xưa - tiếng vọng của cả dân tộc hướng về cội nguồn, về dòng máu Lạc Hồng chảy trôi trong huyết quản, quân và dân huyện đảo càng thêm tự hào về vị trí chiến lược của mình và những tình cảm được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho lúc sinh thời. Cô Tô hôm nay đang ngày càng phát triển về mọi mặt, xứng đáng với những lời căn dặn của Người “đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”, trở thành “Hòn ngọc sáng” nơi biển trời tiền tiêu.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.