Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao Điện Biên đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.

Điện Biên với đặc thù địa hình miền núi, người dân sống phân tán khắp các sườn núi nên việc kéo điện phủ sóng các bản gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. Đưa điện về bản ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa tỉnh Điện Biên luôn là một trong những khó khăn, thách thức của chính quyền địa phương cũng như ngành điện. Song, với sự nỗ lực vượt bậc của ngành điện, điện lưới Quốc gia đã và đang có mặt ở những bản làng heo hút nhất. Đưa lưới điện về vùng cao, biên giới góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc. Kéo điện về bản giúp người dân có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo.

Đến hết tháng 1 năm nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã thực hiện cấp điện đến 129/129 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,75%, trong đó hộ dân nông thôn có điện đạt 91,7%.

Cán bộ Điện lực Điện Biên Đông hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị điện. Ảnh: VN
Cán bộ Điện lực Điện Biên Đông hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị điện. Ảnh: VN

Nhằm xóa bản trắng điện lưới quốc gia, Đảng bộ huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ban hành một nghị quyết riêng với mục tiêu đến cuối năm 2025 tất cả 198 bản trong huyện đều có điện. Phân công nhiệm vụ cho từng cấp ủy viên, tiến hành rà soát, khảo sát cơ sở; bản thuận lợi làm trước, bản vùng cao, xa khó khăn làm sau; tuyên truyền, vận động nhân dân góp công, hiến đất làm công trình điện... là cách huyện Điện Biên Đông thực hiện mục tiêu xóa bản trắng điện lưới.

Không chỉ vậy, lãnh đạo huyện trực tiếp Nam tiến, nhờ TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ huyện nghèo kéo điện về bản vùng cao. Bằng sự kêu gọi đó, TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ huyện Điện Biên Đông xây dựng công trình kéo điện thắp sáng bản vùng cao trị giá 50 tỷ đồng. Từ nguồn hỗ trợ, ủng hộ của TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2024, huyện Điện Biên Đông thực hiện thi công 10 công trình cấp điện lưới quốc gia cho 13 bản thuộc các xã: Chiềng Sơ, Tìa Dình, Phì Nhừ, Mường Luân, Pú Nhi, Xa Dung, Keo Lôm.

Linh hoạt trong cách làm, với sự quyết tâm, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và người dân, huyện Điện Biên Đông đã có thêm 21 bản với 1.364 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia vào cuối năm 2023. Ngày đóng điện vận hành hệ thống điện sinh hoạt, 81 hộ dân bản Tồng Sớ và Ao Cá của xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông không giấu nổi niềm vui khi nhìn thấy ánh sáng đèn điện. Đây là 2 bản khá xa, cách trung tâm huyện hơn 70km, người dân sống rải rác nơi sườn núi, phân tán nên việc kéo điện lưới rất khó, chi phí cao. Song, với sự hỗ trợ và quyết tâm, đồng lòng, điện lưới quốc gia đã kéo về thắp sáng bản vùng cao Tồng Sớ và Ao Cá.

Với việc đa dạng cách làm, vận động nguồn hỗ trợ và vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; mục tiêu 100% bản có điện lưới với hơn 95% hộ dân sử dụng điện vào năm 2025 của huyện Điện Biên Đông chắc chắn thành công. Với kết quả này, Điện Biên Đông vươn lên trở thành địa phương đi đầu trong tỉnh về xóa bản trắng điện lưới quốc gia.

Với nhiều cách làm huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của Nhà nước cùng tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, các bản vùng cao, biên giới của tỉnh dần bừng sáng. Kéo điện về vùng cao không chỉ nâng cao đời sống người dân mà góp phần tích cực bảo đảm an sinh xã hội, gìn giữ quốc phòng an ninh vùng biên giới.

Đời sống

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.