Điểm chuẩn Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh từ 22,56 đến 27,27 điểm

Ngành Luật (tổ hợp C00) có điểm chuẩn cao nhất với 27,27 điểm, ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Quản trị kinh doanh, với 22,56 điểm ở tất cả tổ hợp.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh vừa công bố điểm chuẩn năm 2024 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, điểm chuẩn các ngành dao động từ 22,56 - 27,27 điểm. Trong đó, ngành Luật (tổ hợp C00) có điểm chuẩn cao nhất với 27,27 điểm, tăng nhẹ so với mức điểm 27,11 của năm 2023. Cùng ngành này, ở tổ hợp A00 lấy 24,57 điểm; tổ hợp A01 lấy 23,77 điểm.

Ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm nay là Quản trị kinh doanh, với 22,56 điểm ở tất cả các tổ hợp trường tuyển sinh. Năm trước, ngành này lấy 24,16 điểm ở tất cả tổ hợp.

Xem chi tiết mức điểm chuẩn vào Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2024:

z5743616671362_7f05114a056c6a0a5312e40df08f09e5.jpg -0

Năm 2024, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 2 phương thức, gồm: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường (chiếm 45% tổng chỉ tiêu); Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (với 55% tổng chỉ tiêu).

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chậm nhất 17h ngày 27.8, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống. Thí sinh không xác nhận nhập học trong thời gian quy định, nếu không có lý do chính đáng, coi như từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.