Khởi công tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình

Chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2023), sáng 10.10, tại huyện Thạch Thất, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội tổ chức khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

Dự án có chiều dài khoảng 6,7km, mặt cắt ngang 120-180m. Điểm đầu kết nối với nút giao hoa thị giữa Đại lộ Thăng Long với quốc lộ 21 tại xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất). Điểm cuối (Km6+700) kết nối với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại xã Yên Bình (huyện Thạch Thất).

Trên tuyến có 4 công trình cầu (vượt sông, đường ngang) và 5 công trình hầm (1 hầm chui trực thông dọc tuyến chính phục vụ thành phần đường cao tốc và 4 hầm chui dân sinh ngang đường). Tổng mức đầu tư của dự án 5.249 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và Trung ương hỗ trợ. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2026.

Khởi công tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình -0
Lãnh đạo thành phố Hà Nội bấm nút khởi công dự án. Ảnh: VA

Dự án phải thu hồi, giải phóng mặt bằng khoảng 105,8ha, do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất thực hiện. Dự án sẽ vừa thi công, vừa tiến hành giải phóng mặt bằng.

Phát lệnh khởi công, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho rằng, việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình rất cấp thiết và quan trọng, nhằm thực hiện các quy hoạch kết nối giao thông đường bộ của quốc gia và của Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đường sẽ kết nối Thủ đô với các tỉnh phía tây và tây nam, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; là động lực phát triển khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía tây.

Khởi công tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình -0
Điểm đầu cao tốc Hà Nội - Hòa Bình (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Ảnh: ITN

Đại lộ Thăng Long dài 30 km - là tuyến cao tốc hướng tâm phía tây, nối trung tâm Thủ đô với Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, đưa vào khai thác từ tháng 10/2010 với quy mô 6 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên.

Cao tốc Hà Nội - Hòa Bình dài 26 km đã đưa vào khai thác năm 2018 với 2 làn xe cơ giới, vận tốc 80 km/h. Cuối tháng 8.2023, tỉnh Hòa Bình đã họp cho ý kiến mở rộng cao tốc Hà Nội - Hòa Bình lên 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h. Khi dự án mở rộng hoàn thành, từ Hòa Bình về Hà Nội chỉ mất khoảng 30 phút.

Để dự án có thể đưa vào khai thác vào năm 2026, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngay sau lễ khởi công, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội (chủ đầu tư) chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thành phố, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng các quy định của Nhà nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến đời sống, lao động sản xuất của người dân trong khu vực.

Lãnh đạo huyện Thạch Thất tập trung chỉ đạo, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở phối hợp, triển khai, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư…, sớm bàn giao mặt bằng sạch để tổ chức thi công. Đồng thời, bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực thi công, tuyên truyền tích cực để có sự đồng thuận, ủng hộ và tạo điều kiện của nhân dân xung quanh khu vực dự án.

Địa phương

Các nghệ nhân Thành phố Pleiku tái hiện nghi lễ truyền thống tại ngày hội. Ảnh: Bá Bính
Địa phương

Lan tỏa hình ảnh du lịch phố núi Pleiku

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Thành phố Pleiku (diễn ra từ ngày 15 - 17.11) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách về thành phố cao nguyên xanh, giàu bản sắc, với những chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao ấn tượng. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Pleiku Đoàn Hữu Dũng hy vọng du khách, các vận động viên đã có những trải nghiệm tốt đẹp, khó phai; đồng thời, mong muốn du khách, vận động viên sẽ trở thành những đại sứ quảng bá cho hình ảnh du lịch phố núi Pleiku cũng như tỉnh Gia Lai đến bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt

Triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ ngày 31.7.2009, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, bài bản và đạt được những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
Trên đường phát triển

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11.2005 – 23.11.2024), hướng tới Đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, sáng 18.11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.

100% xã của huyện Tân Phú đều có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện
Trên đường phát triển

Huyện Tân Phú: Đa dạng hóa nguồn lực

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Phú đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thời gian tới, địa phương tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng NTM nâng cao.

Trong xây dựng NTM, đầu tư hạ tầng thiết yếu được xác định là giải pháp then chốt đổi mới bộ mặt nông thôn
Trên đường phát triển

Huyện Định Quán: Nâng chất các tiêu chí nông thôn mới

Nhằm phát huy những thành tựu, kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian tới huyện Định Quán, Đồng Nai tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí NTM, NTM nâng cao. Đến năm 2028, phấn đấu hoàn thành huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Huyện Xuân Lộc xây dựng NTM kiểu mẫu và hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, nông thôn thông minh
Trên đường phát triển

Huyện Xuân Lộc: Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Xuân Lộc nói riêng cần đặt mục tiêu thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với mức hiện nay; nhìn vào mức sống của người dân để làm chuẩn đo mức phát triển; phải nỗ lực hơn nữa để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn.

Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky
Trên đường phát triển

Vĩnh Long được xác lập kỷ lục 102 món ăn từ tàu hũ ky

Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, ngày 17.11, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam với nguyên liệu chính từ tàu hũ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn và lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa chính là một trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đội ngũ người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn
Địa phương

“Điểm tựa” của bản làng xứ Thanh

Những năm gần đây, khắp các bản làng khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang “trở mình”, vươn lên phát triển từng ngày; để có được những đổi thay đó, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là những điểm tựa vững chắc. Do đó, tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để những người có uy tín thực sự là “cánh tay nối dài” đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.